Pháp đang có tham vọng mở rộng cơ hội được học tại “grandes écoles” (các trường đại học hàng đầu) tới những học sinh giỏi những có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Để được theo học tại các trường đại học thuộc nhóm grandes écoles, sinh viên phải tham gia một khóa học dự bị đại học kéo dài 2 năm để phục vụ cho các cuộc thi tuyển gắt gao. Tuy nhiên, những học sinh vượt qua được kỳ thi vào grandes écoles, họ gần như sẽ được bảo đảm bằng những công việc hàng đầu trong cả cuộc đời.
Cơ hội đổi đời cho những sinh viên nghèo
Mới đây chính phủ Pháp đã khởi động một chương trình dự bị đại học thử nghiệm dành cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để giúp những sinh viên này có một cơ hội bình đằng hơn.
Một trong những học sinh đầu tiên tham gia khóa học này là Yazidi, một nữ sinh có bố mẹ đều là người gốc Bắc Phi và đang sống tại ngoại ô thành phố Bondy.
“Hiện tại, khóa học của chúng tôi chưa có nhiều học sinh tham gia, nhưng khi có thêm những thành viên mới, đó sẽ là một bước tiến thực sự”, Yazidi nói, những cô vẫn cảm thấy lo lắng khi tham gia khóa học. “Chúng tôi là những học sinh may mắn, nhưng chúng tôi có thể phải chịu rủi ro rất lớn vì rất trong trường hợp khóa học thử nghiệm này thất bại.”
Ngoài ra, chính phủ Pháp đang thúc ép các trường đại học hàng đầu ở nước này phải tăng tỷ học bổng cho sinh viên lên 30% - cao gấp 3 lần so với mức hiện tại, nhằm tạo cơ hội cho những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tuy nhiên, các trường đại học trong nhóm grandes écoles lo ngại rằng mục tiêu này có thể làm giảm chất lượng đào của các trường này và có thể gây ra những xáo trộn trong xã hội.
Thực trạng tại những ĐH thuộc nhóm “Grandes écoles”
Hiện tại, nhóm grandes écoles bao gồm 220 trường đại học hàng đầu với nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau. Những trường đại học này mỗi năm chỉ tuyển vài nghìn sinh viên – một tỷ rất nhỏ so với tổng số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở Pháp hàng năm. Bởi vậy, được học tại những trường đại học này là giấc mơ của tất cả người dân.
“Ở Pháp, các gia đình thường mở tiệc ăn mừng khi con cái của họ vượt qua kỳ thi grande école thậm chí còn lớn hơn cả khi con của họ tốt nghiệp đại học”, tiến sĩ Richard Descoings, hiệu trưởng trường đại học Institut d’Études Politiques de Paris (thường được gọi là Sciences Po) , cho biết.
“Bởi vì khi bạn vượt qua kỳ thi ở độ tuổi 18 hay 19, bạn có thể yên tâm về sự nghiệp của mình trong phần đời còn lại của mình.”
Một số nhà chỉ trích cho rằng những trường đại học trong nhóm grande école được lập ra để dành riêng cho những người da trắng và giàu có. Bởi vì họ có thể cung cấp cho con cái của mình những kỹ năng xã hội, hiểu biết về văn hóa và một nguồn tài chính dồi dào để tham gia các khóa học dự bị đại học rất tốn kém trước khi thi vào những trường đại học hàng đầu này.
Hiện tại, trong tổng số 2,3 triệu sinh viên đại học ở Pháp, có khoảng 15% đang theo học tại các trường đại học thuộc nhóm grandes écoles hoặc đang theo học các khóa dự bị đại học. Tuy nhiên, khoảng ½ trong số những sinh viên đang theo học các lớp dự bị đại học sẽ phải quay lại học ở những đại học bình thường.
Được biết, trường đại học Sciences Po của tiến sĩ Richard Descoings đã chấp nhận cấp học bổng cho 126 sinh viên trong tổng số 1.300 sinh viên được tuyển sinh trong năm 2009. 2/3 trong số sinh viên nhận học bổng có ít nhất bố hoặc mẹ không phải là người gốc Pháp. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cách rất xa so với con số 30% mà chính phủ Pháp mong muốn.
“Grandes écoles” chấp nhận tăng học bổng vì sợ bị cắt giảm tài chính
Mặc dù không hoàn toàn đồng tình với mục tiêu của chính phủ Pháp, nhưng vào tháng 2/2010, Hiệp hội các trường đại học thuộc nhóm grande école cũng đã phải chấp thuận ký vào một cam kết với chính phủ có tên là ‘Cơ hội Bình đẳng’.
Theo cam kết này, các trường đại học thuộc nhóm grande école sẽ phải tăng tỷ lệ sinh viên được nhận học bổng lên 30% trước năm 2012, nếu không sẽ bị cắt giảm tài chính.
Tuy nhiên, làm cách nào để đạt được mục tiêu này vẫn còn là một bài toán nan giải.
Câu hỏi hóc búa được đặt ra là làm cách nào để đo được tính đa dạng ở một quốc gia mà tất cả công dân được coi là bình đẳng và không có một số liệu chính thức nào về chủng tộc, tôn giáo hay sắc tộc.
Trong khi mục tiêu mở rộng cơ hội cho những sinh viên nghèo được theo học tại các trường đại học hàng đầu ở Pháp vẫn đang được bàn thảo, cô bé Yazidi, một trong 10 sinh viên được may mắn khóa dự bị đại học thử nghiệm dành cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vẫn đang miệt mài học với mơ ước một ngày nào đó sẽ được học tại những trường đại học danh tiếng nhất nước Pháp.
Theo VietNamnet
Điều tâm đắc nhất ở đề thi đại học lần này chính là câu nghị luận xã hội của cả hai khối C và D. Tuy nhiên, vấn đề xã hội được đặt ra trong câu 3 điểm quả thực là không dễ xử lí ngay cả với những người từng trải.
Kỳ thi tuyển sinh đại học luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Ðúng 10 giờ 15 phút ngày 10-7, khi hai đợt thi đại học chính thức khép lại, những mong muốn về một kỳ thi nghiêm túc, hiệu quả đã cơ bản được đáp ứng.
(HBĐT) - Kết thúc năm học 2009-2010 cũng là chặng đường 5 năm ngành GD-ĐT Đà Bắc cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXI.
Sáng qua 10/7/2010 là buổi thi cuối của kỳ thi tuyển sinh đại học. Thí sinh khối B thi Hóa, khối C thi Địa và khối D thi Ngoại Ngữ. Đề thi môn Ngoại ngữ đã được xem là dễ thở.
Hai đợt thi đại học năm 2010 được tổ chức vào các ngày 4, 5 tháng 7 (thi đại học khối A và V) và ngày 9-10/7 (thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu) đã kết thúc. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức họp báo cuối buổi chiều 10/7.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án KCHTLH và NCV cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012, huyện Lạc Sơn được đầu tư triển khai xây dựng 595 phòng học và 110 phòng công vụ. Theo kế hoạch, trong năm 2008 - 2009 huyện Lạc Sơn triển khai đầu tư xây dựng 260 phòng học/52 công trình.