Từng là những ngành thế mạnh và làm nên “tên tuổi” của các trường, nhưng đến nay, nhiều ngành đã tỏ ra thất thế. Không những thế, có những ngành còn trở thành “gánh nặng” cho các trường.
“Tay trái” nuôi “tay phải”
Vài năm trở lại đây, những ngành từng làm nên “thương hiệu” Trường ĐH Bách khoa Hà Nội như Nhiệt lạnh, Luyện kim, Vật lý kỹ thuật... lại là những ngành học có số lượng thí sinh đăng ký rất ít nên mức điểm chuẩn giảm rõ rệt. Bà Phạm Thu Thủy, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, có những ngành đến khi tốt nghiệp chỉ còn 5 - 6 sinh viên. Vì vậy, để đủ kinh phí đào tạo, trường phải lấy kinh phí từ những ngành có đông sinh viên bù vào. Tình trạng “tay trái” nuôi “tay phải” không chỉ xảy ra ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mà ở rất nhiều trường, chẳng hạn như Trường ĐH Xây dựng, với ngành Cơ giới hóa xây dựng.
Là một trong những trường đầu đàn của cả nước về đào tạo khoa học cơ bản nhưng vài năm gần đây, nhiều ngành học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội đã phải tuyển đến NV2. Ông Đoàn Văn Vệ, trưởng phòng Đào tạo của trường cho biết, mùa tuyển sinh này, trường dự kiến vẫn để NV2 cho những ngành này. Thậm chí, năm nay, nhà trường đã chủ động xin giảm trên 70 chỉ tiêu của các ngành khoa học cơ bản. Tương tự, Bảo hộ lao động từng là thế mạnh của Trường ĐH Công đoàn, nhưng năm nay cũng chỉ có trên 600 hồ sơ đăng ký dự thi...
Nghịch lý và hiệu ứng đám đông
Những ngành “hot”, đương nhiên sẽ càng “tăng nhiệt” khi các thí sinh đổ xô vào đăng ký dự thi. Sự lên ngôi gần đây của những ngành như: Tài chính - Ngân hàng, CNTT, Quản trị kinh doanh, Kế toán... đã cho thấy điều đó. Và để “tồn tại”, hầu như tất cả các trường đều mở ngành này, từ trường công lập cho đến trường ngoài công lập. Với thế mạnh là các ngành liên quan đến nông nghiệp, nhưng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng đã “kịp” mở một số ngành để hút thí sinh như: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế. Thực tế cho thấy những ngành truyền thống bị “thất thế” không phải do khó xin việc.
Ông Nguyễn Xuân Trạch, phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết, ngành Thú y của trường, sinh viên ra trường rất “đắt hàng” nhưng thí sinh “nhất định không chọn”. Vì những thí sinh dự thi vào trường đa số đều từ nông thôn. Nếu học những ngành này, họ sẽ lại phải quay về nông thôn để làm việc. Điều này không phù hợp với nguyện vọng của thí sinh và gia đình.
Nhiều năm nay, sinh viên học ngành Bảo hộ lao động của Trường ĐH Công đoàn chưa ra trường đã có người đến nhận. Ông Tạ Minh Kháng, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, khóa sinh viên của ngành vừa ra trường đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đến tuyển chọn hết và vẫn thiếu, lương cũng rất cao nhưng “không hiểu sao, các thí sinh không chọn”.
Năm ngoái, điểm chuẩn vào trường của ngành này thấp nhất, bằng đúng điểm sàn, 13 điểm.
Không khó xin việc nhưng những ngành truyền thống vẫn bị những ngành “hot” truất ngôi và đây là một thực tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiệu ứng đám đông đã tác động đến vấn đề chọn trường, chọn ngành của thí sinh. Chọn ngành theo mốt là một thực tế đang tồn tại hiện nay ở Việt Nam.
Nhiều thí sinh thích “oai”, thích những ngành “nóng”. Để lấy “ngắn nuôi dài” nhiều trường đã phải mở thêm những ngành này để hút thí sinh. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay, có rất nhiều trường xin mở ngành CNTT, Tài chính - Ngân hàng, trong khi đó, nhu cầu nguồn nhân lực những ngành này đã bắt đầu cân bằng, chuyển từ nhu cầu nhân lực thấp sang nhu cầu nhân lực chất lượng cao.
Có bình thường không, khi một trường từng đứng đầu cả nước về đào tạo các ngành khoa học xã hội như Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, để mời gọi được người học, đã phải “phá lệ” tuyển sinh thêm khối A ở 8/17 ngành của trường. Một chuyên gia trong ngành giáo dục cho rằng, việc tuyển sinh như thế chỉ giải quyết được bài toán tài chính trước mắt, còn trong tương lai, nó sẽ làm “yếu” trường vì thế mạnh cốt lõi của trường này không phù hợp để đào tạo những sinh viên theo học khối A.
Để giải bài toán này, ông Nguyễn Xuân Trạch cho rằng: "Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ những người làm việc tại nông thôn. Hiện nay, mức lương cho người làm việc ở khu vực này không hấp dẫn đối với thanh niên. Bên cạnh đó, các trường cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người học có thể thay đổi nhận thức theo hướng tích cực".
Theo DanTri
Xử lý nghiêm tất cả các trường hợp cán bộ và thí sinh vi phạm quy chế, đặc biệt là cán bộ coi thi, thí sinh mang theo "dế" vào trong phòng thi.
(HBĐT) - Từ những kinh nghiệm trong việc khắc phục một số mặt hạn chế trước đây về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; phong trào thi đua “ dạy tốt-học tốt”…, chất lượng giáo dục của huyện Lương Sơn đã tạo được sự chuyển biến mới.
(HBĐT) - Năm học 2009 – 2010, thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, 100% các liên đội trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã tổ chức các hoạt động thiết thực với chủ đề “Ơn Bác Hồ kính yêu” và tổ chức 18 hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”.
Ngày 12/7, Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Vũ Luận đã công bố quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm Thứ trưởng và Phó Chánh Thanh tra Bộ
Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 51 (IMO 2010), tổ chức tại Astana, Kazakhstan từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7, cả sáu học sinh của đoàn Việt Nam đều đoạt huy chương, trong đó có một huy chương vàng, bốn huy chương bạc và một huy chương đồng.
Ngày 17-7, khi điểm chuẩn lớp 10 vào các trường công lập được ấn định, dự báo sẽ có nhiều học sinh (HS) có điểm thi không đạt phải tìm cho mình cơ hội khác. Không đợi đến thời điểm này, ngay từ cuối tháng 6, khi Sở GD-ĐT TPHCM công bố điểm thi lớp 10 năm học 2010-2011, nhiều phụ huynh đã bắt đầu chiến dịch “chạy đua” vào các trường dân lập để… “lót đường” sẵn.