Có người nói thẳng rằng việc tổ chức lớp chọn ở các trường thực chất là nhằm vào một cuộc đua phát hiện và đào tạo “gà chọi” để dự thi học sinh giỏi
Ngay khi có danh sách học sinh trúng tuyển lớp 10, nhiều trường THPT tại TPHCM đã tổ chức các lớp chọn. Thậm chí có trường còn tổ chức cho học sinh ôn thi vào lớp chọn.
Chiều 26-7, chúng tôi đến Trường THPT Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh) đúng lúc giờ học của học sinh vừa kết thúc. Hàng trăm học sinh chạy ùa ra khỏi trường. Hỏi các phụ huynh đang đợi đón con mới biết con của họ vừa trúng tuyển lớp 10, đang tham gia khóa ôn thi để thi vào lớp chọn sẽ được tổ chức vào ngày 12-8.
Vừa trúng tuyển lớp 10, nhiều học sinh đã đến trường để ôn tập. Ảnh chụp tại Trường THPT Marie Curie - TPHCM
Căng thẳng
Chị Nguyễn Thị Hiền, nhà tại quận Bình Thạnh, cho biết ngày 19-7, chị đến trường làm thủ tục nhập học lớp 10 cho con tại Trường THPT Võ Thị Sáu thì được thông báo trường có tổ chức các lớp chọn. Để có thể lọt vào lớp này, học sinh phải qua kỳ thi do trường tổ chức. Phụ huynh học sinh có thể đăng ký cho con ôn tập tại trường với mức phí 360.000 đồng. Vì mong muốn con được vào học lớp chọn, chị lập tức đóng luôn lệ phí ôn tập cho con.
Kể từ ngày được mẹ đăng ký khóa ôn tập, Hạnh lao vào học ngày, học đêm như những ngày chuẩn bị thi vào lớp 10. Hạnh cho rằng dù đã chắc chắn trúng tuyển vào lớp 10 nhưng kỳ thi vào lớp chọn rất quan trọng, vì nếu được vào lớp này thì sẽ được học với các thầy cô giỏi. Lịch học trong tuần của Hạnh kín mít. Ngoài 3 buổi học ở trường, ở nhà em vẫn phải tự học. Nhiều hôm phải đến gần 24 giờ mới đi ngủ. Chị Hiền tâm sự: “Thấy con học vất vả cũng thương lắm nhưng trường tổ chức thi vào lớp chọn thì phải đăng ký cho con học, may ra được vào lớp chọn để không thua bạn thua bè”.
Cũng có con trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Võ Thị Sáu nhưng chị Vân không đăng ký cho con ôn ở trường này mà ôn tại Trường THCS Hai Bà Trưng (quận 3), cho gần nhà. Chị cho rằng con chị học lớp 9 ở đây nên ôn tập với các thầy cũ vẫn tốt hơn.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, rất nhiều trường THPT ở TPHCM tổ chức lớp chọn cho học sinh vào lớp 10, nhiều trường căn cứ vào điểm trúng tuyển của học sinh để xếp lớp nhưng vẫn có những trường tổ chức thi. Việc này, một lần nữa đã tạo sự căng thẳng cho học sinh, bởi các em vừa qua kỳ thi tuyển sinh lớp 10 do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức.
Phản sư phạm
Nhiều năm qua, Sở GD-ĐT cấm các trường tổ chức các lớp chọn trong trường, song thực tế các trường vẫn tổ chức.
Ngày 27-7, chúng tôi gặp hiệu trưởng Trường THPT Võ Thị Sáu để tìm hiểu tại sao trường không thực hiện đúng theo quy định của sở nhưng mọi cố gắng của chúng tôi đều bất thành. Hiệu trưởng Ngô Huynh không tiếp, bảo vệ thì đề nghị chúng tôi ra khỏi trường.
Tìm hiểu tại nhiều trường khác, chúng tôi được các hiệu trưởng cho biết việc tổ chức ôn tập để thi vào lớp chọn nhằm phân loại học sinh, giúp giáo viên có kế hoạch dạy học cho từng nhóm đối tượng. Theo đó, đối với lớp mà học sinh có trình độ khá, ngoài việc dạy sát chương trình sách giáo khoa, giáo viên có thể dạy nâng cao để các em mở rộng thêm kiến thức. Với học sinh có trình độ trung bình, giáo viên phải dạy bám sát để học sinh hiểu bài một cách căn bản.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng việc các trường tổ chức các lớp chọn là phản sư phạm, bởi trong một lớp toàn học sinh trung bình thì các em sẽ không có sự ganh đua, không khí lớp học vì thế mà bị triệt tiêu. Có người nói thẳng với chúng tôi rằng việc tổ chức lớp chọn ở các trường thực chất là nhằm vào một cuộc đua phát hiện và đào tạo “gà chọi” để dự thi học sinh giỏi TP, quốc gia.
“Ngành giáo dục đang nặng về thành tích nên các trường buộc phải đào tạo “gà chọi” để cố gắng duy trì thành tích”- hiệu trưởng một trường THPT ở quận Thủ Đức cho biết. |
Theo NLĐ
(HBĐT) - Ngày 28/7, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi năm học 2009 - 2010.
Năm nay số thí sinh (TS) dự thi tăng hơn năm trước nhưng điểm thi lại thấp hơn năm trước. Trong các trường ĐH khẳng định dành khá nhiều chỉ tiêu để xét tuyển các nguyện vọng (NV) 2 - 3, chuyên gia dự báo nguồn thí sinh sẽ thiếu nghiêm trọng.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo cho biết, bốn học sinh của đoàn Việt Nam dự thi Ô-lim-pic hóa học năm 2010 tại Nhật Bản đều giành được huy chương, trong đó có hai Huy chương bạc và hai Huy chương đồng.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo cho biết, năm học 2009-2010 triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới lần đầu ở 6.851 trường (đạt tỷ lệ 53,9%) với hơn 2,37 triệu trẻ (đạt tỷ lệ 64,1%), trong đó trẻ năm tuổi là 585.312 cháu. Những tỉnh, thành phố triển khai tốt chương trình giáo dục mầm non mới như: TP Hà Nội, Bắc Giang, Hà Nam, Bình Ðịnh, Khánh Hòa, Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh...
Học viện Kỹ thuật mật mã dự kiến điểm chuẩn 15. ĐH Hà Nội nhiều ngành sẽ giảm so với năm trước 1 điểm. ĐH Thủy lợi dự kiến điểm chuẩn từ 15-18. ĐH Lâm nghiệp sẽ lấy bằng điểm sàn quy định của Bộ....
VietNamNet xin giới thiệu nguyên văn bài viết của GS. Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước và GS. Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học nhận định về khả năng GS. Ngô Bảo Châu có đoạt Giải thưởng Fields và tương lai Toán học Việt Nam.