Đó là Phạm Văn Khánh (thủ khoa 29 điểm ĐHBK Hà Nội) và Lê Thị Minh Vượng (thủ khoa 29 điểm ĐH Y Hà Nội, và 29 điểm ĐH Ngoại Thương) cùng học lớp 12A3, trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa. Cả hai đều là con của những người nông dân nghèo vùng quê lam lũ.
Ăn mỳ tôm, ngủ trọ 30.000 đ, đỗ thủ khoa ĐH Bách Khoa
Phóng viên tìm về nhà Phạm Văn Khánh ở thôn An Cư, xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa. Con đường làng dài khoảng 3km dẫn đến nhà Khánh, nơi hằng ngày em vẫn cắp sách tới trường, trơn trượt và lầy lội sau trận mưa đêm trước. Cái ngõ nhỏ dẫn vào nhà Khánh hoang vu, không cổng, không bờ rào, nước ngập bì bõm, chỉ có vài cây chuối và một đống rơm…
Lúc chúng tôi đến nhà, gặp một mình Khánh đang chuẩn bị vo gạo, rút rơm nấu cơm. Bố Khánh, ông Phạm Văn Kha (44 tuổi), mắc bệnh tâm thần phân liệt đã 5 năm nay đang nằm trong nhà, còn mẹ đang làm cỏ ngoài đồng. Ngôi nhà nhỏ xiêu vẹo chỉ rộng chừng 20 m2 vừa để ở vừa là góc học tập của Khánh, đồng thời cũng là cái kho để đồ đạc, xoong nồi, gạo thóc, quần áo của cả nhà.
Ra đồng bắt chuyện với mẹ Khánh đang làm cỏ cho lúa - lao động chính của gia đình, chị tâm sự: “Nhà tôi có hai cháu, chị Khánh là cháu Đào đang là sinh viên năm thứ 3 Đại học Ngoại thương. Nhà nghèo, Khánh ngoài thời gian học tập, vào vụ cấy, gặt đều phải ra đồng. Ngày thường thì ở nhà nấu cơm giúp bố mẹ”.
Mẹ Khánh cho biết, nguồn thu nhập chính của gia đình trông cả vào mấy sào ruộng. Hỏi tiền đâu thuốc thang cho bố Khánh, người phụ nữ nghèo nghẹn ngào: “Gia đình cũng chỉ biết đi vay mượn mỗi chỗ một ít. Các cháu lại ham học nên tôi cũng khó nghĩ lắm...”.
Mẹ Khánh kể, trước khi đi thi Khánh có nói, nếu bố mẹ không có tiền cho con đi thi, con sẽ vay mượn bạn bè, sau này đi làm thêm sẽ trả. Với quyết tâm và nghị lực của con, người mẹ đành vay mượn tạm vài trăm nghìn đồng đưa Khánh lên thành phố dự thi đại học.
Hai mẹ con bắt xe hết 40.000 đồng, đến cổng trường Đại học Bách Khoa, hỏi thăm sinh viên tình nguyện nên tìm được phòng trọ giá rẻ 30.000/người/ngày. Hai mẹ con mỗi bữa chỉ dám đặt một suất cơm tại ký túc xá của trường với giá 12.000 đồng, còn lại thì ăn mì tôm. Khánh kể, biết mẹ mấy hôm nay chỉ ăn mì tôm thay cơm, thương quá nên chỉ ăn nửa suất, còn nửa suất dành cho mẹ...
“Nhiều hôm, gần 1 giờ trưa, nhìn mẹ đi cấy thuê về người mệt lả, em thương lắm” - Khánh vừa nấu cơm, vừa tâm sự. Bữa trưa, giữa căn nhà ọp ẹp, chứng kiến mâm cơm của gia đình chàng thủ khoa nghèo, chỉ thấy mấy quả cà pháo, một bát nước mắm, một bát canh “không người lái” mà thấy nghẹn lòng. Khánh nói, nhà mình ăn thế quen rồi, chỉ dịp lễ tết mới có thịt.
Vừa học bài vừa... bế em, đỗ 2 trường 58 điểm
Thi cả hai trường “khủng” và đều đạt 29 điểm, tân thủ khoa ĐH Y Hà Nội, Lê Thị Minh Vượng, có một hoàn cảnh rất khó khăn: bố mẹ đều làm ruộng, nhà đông anh em, nên nhiều lúc em vừa học bài vừa phải bế em.
Lúc đầu, Vượng chỉ định thi khối A vào ĐH Ngoại thương. Mẹ Vượng chỉ có đủ 300.000 đồng cho con lai kinh, ứng thí. Nhưng cô trò nghèo vẫn âm thầm nuôi khát vọng lớn trở thành bác sĩ, nên đã tự vay thêm tiền người thân, để dự thi tiếp vào ĐH Y. Kết quả, Vượng đạt 29 điểm cả ĐH Y và Ngoại thương, trở thành tân Thủ khoa của ĐH Y Hà Nội.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà chật hẹp, cô thủ khoa kể: “Hồi chuẩn bị làm hồ sơ, mẹ em còn định không cho đăng ký, vì sợ nếu đỗ, sẽ chả có tiền cho con ăn học”. “Nhưng cháu cứ động viên tôi mãi. Cháu còn bảo mẹ cứ cho tiền mua hồ sơ, rồi đến tết, sẽ góp tiền mừng tuổi để trả” - chị Lan, mẹ của Vượng, cho biết.
Đã rất lâu rồi, kể từ ngày bị tai nạn lao động, bố Vượng không còn khỏe như xưa. Cả nhà có đến 7 miệng ăn mà chỉ trông vào mấy sào ruộng mẹ cầy cấy. Thế nên, ngoài giờ học, cô gái phải thường xuyên ra đồng, giúp mẹ. “Ngày 29 Tết, nó vẫn còn phải đi cấy đấy, anh ạ” - bố Vượng cho chúng tôi biết.
Góc học tập của cô bé thi 58 điểm hai trường (khối A và B) là chiếc bàn uống nước cũ kỹ và xiêu vẹo. Bên cái bàn ấy, Vượng vừa ngồi học, vừa phải bế đứa em trai 3 tuổi.
Khi được hỏi sẽ chọn trường nào trong hai trường ĐH luôn nằm trong khát khao của biết bao sĩ tử ấy, cô gái nói: “Chắc là em sẽ chọn Y. Em muốn chữa bệnh cho bố mẹ em và những người xung quanh”.
Trước khi chia tay, cô thủ khoa nghèo loay hoay mãi mới dám hỏi phóng viên: “Đỗ thủ khoa có được học bổng không anh, vì gia đình em không có tiền cho em ăn học đâu".
Thủ khoa đầu tiên phía Nam đạt 29,5 điểm -Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trước ngày 1-8-2010 các trường ĐH có tổ chức thi tuyển sinh năm 2010 phải hoàn thành chấm thi, công bố điểm thi cho thí sinh trên phương tiện thông tin đại chúng. Tính đến chiều 30-7, cả nước đã có gần 160 trường ĐH công bố điểm thi. Do đó, hôm nay 31-7, thời hạn cuối cùng để các trường còn lại công bố điểm thi. Đối với các trường cao đẳng có tổ chức thi, trước ngày 5-8-2010 phải hoàn thành công tác chấm thi và công bố điểm thi cho thí sinh trên phương tiện thông tin đại chúng và gửi dữ liệu điểm về bộ.
(HBĐT) - Những năm qua, ngành GD&ĐT đã coi trọng xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) của ngành, đề ra chương trình hành động cụ thể thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2006 – 2010. Hướng dẫn các đơn vị, trường học xây dựng nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện công tác CCHC phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, nhà trường, góp phần thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ GD – ĐT trên địa bàn.
Ngày 29/7, Bộ GD-ĐT tổng kết năm học 2009 - 2010, bàn phương hướng năm học 2010-2011 của giáo dục MN, phổ thông, thường xuyên và chuyên nghiệp. Tại buổi tổng kết, ngoài thành tựu đáng ghi nhận, Bộ GD-ĐT cũng đã thừa nhận chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu.
Có người nói thẳng rằng việc tổ chức lớp chọn ở các trường thực chất là nhằm vào một cuộc đua phát hiện và đào tạo “gà chọi” để dự thi học sinh giỏi
Ngày 29-7, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2009-2010 bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Từ 1/9/2010 sẽ cắt đường truyền và đóng cửa các đại lý Internet không thực hiện đúng quy định đóng cửa trước 23 giờ. Cùng đó, học sinh lớp 1-12 sẽ bị “cấm cửa” từ 8h-17h hàng ngày.