Cha mẹ và nhà trường nên có sự liên lạc thường xuyên, phối hợp chặt chẽ để giúp trẻ tự tin trong những ngày đấu tiên đến trường.

Cha mẹ và nhà trường nên có sự liên lạc thường xuyên, phối hợp chặt chẽ để giúp trẻ tự tin trong những ngày đấu tiên đến trường.

(HBĐT) - Năm nay cu Tùng vào lớp 1, đó là một “sự kiện” đối với cả gia đình anh Tuấn - chị Hoa ở Thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn. Chuẩn bị cho năm học mới, bố mẹ đã mua cho cu Tùng đầy đủ đồ dùng học tập, quần áo mới, nhưng đi học được mấy hôm rồi mà cu Tùng vẫn chưa quen bạn, đến lớp chỉ ngồi im hoặc khóc, không muốn đi học.

 

Rất lo lắng nên vợ chồng anh chị đã tìm gặp cô giáo chủ nhiệm lớp Tùng để tìm hiểu sự tình. Cô Nguyễn Thu Hiền (giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Kỳ Sơn) chủ nhiệm lớp Tùng trao đổi: “Ở lớp cũng có một số bạn như Tùng: không muốn đi học, đến lớp khóc, không chịu tập viết, tập đọc cùng các bạn. Thậm chí có hôm cô giáo kiểm tra đồ dùng học tập còn phát hiện thấy Tùng mang cả những con siêu nhân bằng nhựa tới lớp, ngồi học trong lớp không tập trung, hay ngọ ngoạy”. Tuy nhiên, cô Hiền cũng trấn an vợ chồng chị Hoa rằng theo kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 1 nhiều năm nay thì đây là hiện tượng tâm lý hoàn toàn bình thường và thường thấy ở học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh mới vào lớp 1. Các em thường có tâm lý sợ đến lớp, ít nói, dễ khóc, tìm mọi lý do để không phải đến trường.

 

Môi trường sinh hoạt, học tập của trường Tiểu học nghiêm khắc, qui củ hơn trường Mầm non rất nhiều là một trong những lý do đầu tiên khiến các em bị “sốc”. Thường khi các em đang ở lứa tuổi học trường Mầm non được cha mẹ hết sức cưng chiều, tự do thoải mái từ vấn đề trang phục, nội dung học cho đến thời gian học. Chương trình học ở lớp Mầm non cũng không có gì căng thẳng, xen lẫn giữa học chữ là giờ chơi, học múa, học hát. Trong khi đó, vào lớp 1, các em phải tuân thủ theo thời khoá biểu học văn hoá và các nội qui nghiêm túc của nhà trường. Do đo, cảm giác sợ hãi, không muốn đi học của trẻ mới vào lớp 1 là điều hoàn toàn dễ hiểu.

 

Bên cạnh đó, việc bố mẹ không tâm lý trong việc đưa trẻ đến trường cũng sẽ gây cho trẻ sự sợ hãi, rối nhiễu tâm lý trong những ngày đầu. Ví dụ, khi đưa con đến trường, cha mẹ không làm “công tác tư tưởng” trước hoặc đẩy bé vào cổng, mặc kệ bé khóc; dặn con ở một chỗ rồi hứa với con là bố mẹ đi một chút sẽ quay lại đón.... dễ khiến cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, bố mẹ không thương yêu. Nhiều phụ huynh lại không yên tâm để con ở trường một mình, vẫn cứ đứng ngoài cửa thập thò theo dõi khi con đã vào lớp. Khiến cho các em càng bịn rịn, nũng nịu và thiếu tự tin khi đến trường nếu vắng gương mặt bố mẹ. Một số trẻ thì đã cho con học chữ trước khi vào lớp 1 nên trẻ không hứng thú với cái mới của các bài học vì chúng nghĩ điều cô giảng đã biết rồi nên chủ quan, không tập trung. Cá biệt, có trẻ phải tập viết sớm khi xương bàn tay của các em mềm, lại đặt không đúng tư thế nên dễ bị đau, trẻ sẽ sợ mỗi lần phải cầm bút, không muốn đi học.

 

Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ và nhà trường cần có sự trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ để trẻ tự tin khi vào lớp 1. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, phụ huynh nên ngồi trò chuyện với trẻ, đưa trẻ đi chọn những đồ đùng học tập mà trẻ thích. Cho trẻ làm quen với sách, rèn luyện tính tập trung bằng cách tạo hứng thú cho con khi ngồi vào bàn học bằng những lời khen, động viên... Khi đưa con đến trường, phụ huynh hãy để cho con độc lập, không nên bám sát con. Sau buổi tới trường, cha mẹ nên gợi chuyện để con kể lại những gì đã diễn ra trong các buổi học, để con chia sẻ lo lắng, suy nghĩ. Cha mẹ nên tập cho con hình thành tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ để không ỷ lại vào cha mẹ.

 

Việc các em có nhanh chóng làm quen với môi trường học mới hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của giáo viên. Trong những ngày đầu, cha mẹ, thầy cô cần phải gần gũi, nhẹ nhàng để các em không sợ hãi. Các bậc phụ huynh nên tăng cường giao tiếp với thầy cô, lắng nghe thầy cô phản ánh về con mình để kịp thời quan tâm động viên, uốn nắn. Từ đó, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ làm quen với môi trường mới, ổn định tâm lý, thích đến lớp và có thể tự tin bắt đầu những năm tháng cắp sách tới trường.       

 

 

                                                                                         Ngọc Minh          

                                                                                  

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục