Trong khi nhiều gia đình người Việt Nam có xu hướng cho con học trường Tây trên đất Việt thì hai học sinh người Hàn Quốc lại cố gắng thi đậu vào Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TPHCM để được học tiếng Việt, văn hóa Việt.

 

Hai chị em Sun Min và Su Min. Ảnh: BÍCH THỦY

Cô chị tên là Yoon Sun Min, hiện đang học lớp 8A7 (chuyên Anh), tâm sự: “15 tháng tuổi em đã theo ba mẹ sang Việt Nam sinh sống cho đến bây giờ. Dù vẫn mang quốc tịch Hàn Quốc, ba mẹ là người Hàn Quốc, nhưng từ lâu em đã xem mình là người Việt Nam. Nếu sống ở Việt Nam mà không biết tiếng Việt thì không thể xem là người Việt”.

Ban đầu ba mẹ gửi Sun Min vào Trường Tiểu học Dân lập Quốc tế TPHCM nhưng đến năm cuối năm lớp 4, Sun Min quyết định xin ba mẹ chuyển sang học Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1, TPHCM) vì cảm thấy: “Nếu mình lớn lên và sinh sống tại Việt Nam nhưng lại đi học trường nói toàn tiếng Anh thì không còn ý nghĩa gì”.

Còn cô em Yoon Su Min, hiện đang học lớp 6A9, lại nói tiếng Việt sành sỏi hơn, vì ngay từ lớp 1 đã học tại Trường Tiểu học Hòa Bình. Khi tiếp xúc với chúng tôi, Su Min còn đóng vai trò thông dịch viên tiếng Việt để giải thích những từ mà chị Sun Min chưa hiểu hết. Su Min nói: “Em rất thích cách nói luyến láy, chơi chữ và các thành ngữ, tục ngữ của người Việt Nam. Trong lớp, em bị các bạn nam chọc là Sumo, thay vì gọi là Su Min. Cách nói này nghe rất vui. Em sẽ cố gắng lên lớp 8 vào học lớp chuyên văn”.

Su Min tự hào khoe: “Năm lớp 3, em và chị Sun Min phải sang Anh học một năm vì ba mẹ chuyển công tác. Đến năm lớp 4, em về lại Việt Nam, khi trường yêu cầu kiểm tra lại tiếng Việt, nếu rớt phải học lại lớp 3, đậu mới được học lớp 4. Kết quả là em đã vượt qua”.

Điều khiến cho cả gia đình và thầy cô kinh ngạc là năm lớp 5, Su Min đã thi đậu tốt nghiệp tiểu học với điểm tối đa (cả hai môn toán và văn - tiếng Việt đều 10 điểm). Khi thi tuyển vào Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Su Min thi đậu với số điểm khá cao: 31,75 (toán 7,5, văn 6,25 và tiếng Anh 18).

Su Min tâm sự: “Học tại những trường Việt Nam, em mới có thể học tốt tiếng Việt và tự tin giao tiếp với mọi người hơn, vì không chỉ học với thầy cô mà còn học cả ở bạn bè”.

Cả hai chị em cùng chia sẻ: “Trong ba ngôn ngữ mà chúng em biết là tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Việt, tiếng Việt khó học nhất nhưng đó là ngôn ngữ thích nhất”. Không chỉ yêu tiếng Việt, Sun Min và Su Min còn yêu cả món ăn Việt Nam. Sun Min nói: “Món em thích ăn nhất là rau muống xào tỏi, canh chua và đặc biệt là món phở. Các món ăn này có mùi vị rất đặc biệt và ít cay hơn món ăn Hàn Quốc”. Cô em gái Su Min thì cho biết món khoái khẩu nhất của mình là bún bò, vì khi ăn món này có rau bắp chuối rất ngon.

Hiện ba mẹ của Sun Min và Su Min đang là giảng viên khoa Hàn Quốc học của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM). Sun Min nói: “Ba em dạy môn lịch sử và văn hóa, còn mẹ dạy ngôn ngữ. Chỉ ở nhà, tụi em mới dùng tiếng Hàn để giao tiếp, trò chuyện với ba mẹ để duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ; còn đi học, đi chơi tụi em luôn dùng tiếng Việt để giao tiếp. Chúng em muốn học ở Việt Nam hết phổ thông, lên đại học mới sang Hàn Quốc học”.

Sun Min tâm sự: “Ước mơ của em là trở thành nhà ngoại giao, nên giờ, ngoài việc học tiếng Anh thật tốt, em sẽ cố gắng học tập văn hóa, đặc biệt là văn hóa Việt - Hàn, hai quê hương của em”. Su Min thì mong sau này sẽ trở thành một bác sĩ thật giỏi để có thể giúp đỡ được nhiều người

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục