Theo một thống kê, gần 12.000 giáo viên (GV), cán bộ, công nhân viên nữ của ngành giáo dục TPHCM còn độc thân. Xu hướng GV nữ khó lấy chồng trở thành một trong những nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ sợ nghề giáo. Chưa tính đến chuyện to tát là cải thiện cuộc sống, điều mà người GV khao khát nhất chính là sự đồng cảm và trân trọng của xã hội đối với họ.

 

Cám cảnh “quy hoạch treo”

Đối với bậc học càng cao, tỷ lệ nữ GV độc thân càng có khuynh hướng tăng dần. Chỉ tính riêng bậc THPT TPHCM đã có 1.474 GV nữ chưa xây tổ ấm (chiếm 36,06%). Những trường có tỷ lệ nữ GV độc thân cao là THPT chuyên Lê Hồng Phong 35/100 cô giáo độc thân; Trần Khai Nguyên: 36/55, Mạc Đĩnh Chi 35/105; Ngô Gia Tự 23/51...

Hoàn cảnh của cô K.L. dạy ở một trường THCS quận 7 khiến nhiều người chạnh lòng. Ngày ngày, cô đều đặn đến trường gắn mình với bục giảng, dồn hết tâm huyết cho học trò mà không hay mình đã quá tuổi. Một lần bệnh nặng phải nằm nhà, vắng tiếng cười học trò, cô giật mình nhận ra tuổi xuân đã lặng lẽ không từ mà biệt. Giờ đây, cô đã trở thành bà giáo già ngoài 50 tuổi, vẫn miệt mài đến trường như một thói quen không thể thiếu. Học trò vẫn thương và quý cô như một người mẹ hiền. Dưới mái nhà nhỏ là nơi cô phụ đạo những trò yếu bao năm nay giờ đây chỉ còn cô và cha mẹ già, thiếu một bờ vai tin cậy cũng khiến cô tủi thân mỗi khi trái gió trở trời. Cô giáo già đành lấy học trò, bục giảng làm niềm vui mỗi ngày.

Cảnh cô quạnh lúc xế chiều của cô K.L. trở thành nỗi lo chung của không ít đồng nghiệp nữ cống hiến cho nghề như cô. Học trò cứ kháo nhau: “Sao cô chưa chịu lấy chồng?”. Người ác ý còn dè bỉu: “Kén chọn quá hay có vấn đề nên không ai dám rước?”...

Có ngoại hình xinh xắn lại hiền lành, cô giáo N.T.H. của một trường chuyên biệt quận Phú Nhuận đã ngoài 30 tuổi nhưng vẫn sầu lẻ bóng. Ba mẹ lo lắng cứ hối thúc với câu hỏi thường trực: “Con gái lớn rồi sao chưa chịu lấy chồng?”. Thấu hiểu nỗi lòng của song thân nhưng cô “lực bất tòng tâm”. Lịch làm việc của cô giáo chăm trẻ khuyết tật khiến người muốn “rước nàng về dinh” cũng phải dè chừng cân nhắc. Một ngày cô có mặt ở trường từ 6 giờ 30 sáng để bắt đầu dọn dẹp, chuẩn bị nhận trẻ. Rời trường về đến nhà đã 7 giờ tối, cô mệt đừ người nên cơm nước qua loa, không còn thời gian làm quen, tìm hiểu. 

Do đặc thù công việc, nhất là đối với GV của các bậc học mầm non – tiểu học, GV phải gắn bó với nơi làm việc cả ngày nên điều kiện tiếp xúc với bên ngoài càng bị thu hẹp. Điều này trở thành áp lực vô hình đè nặng lên vai người thầy. Nhiều người cho rằng trong một ngành mà nữ giới chiếm đến 70% như giáo dục đã dẫn đến sự mất cân bằng giới tính khiến các nữ GV khó tìm được người kết đôi. Theo thống kê của Công đoàn ngành  giáo dục – đào tạo TPHCM, tổng số nữ cán bộ – nhân viên chưa lập gia đình ở bậc mầm non, tiểu học, THCS là 10.471 người (chiếm 21,8%).

Một giáo viên thuộc diện “quy hoạch treo” cám cảnh: Cũng giống như bác sĩ sản khoa, đối tượng tiếp xúc chủ yếu của nữ GV đa phần đều là người… đã có chủ. Anh chàng nào vào khoa sản thì đưa vợ đi sinh, còn người lui tới trường đón trẻ chẳng những đã lập gia đình mà còn lên chức bố. Đối tượng tiềm năng hầu như không có khiến các cô dù đã quá tuổi vẫn phải chấp nhận một mình một lối đi về.

Chạnh lòng “mình ta với ta”

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, trong một lần nói về đời sống GV cũng thốt lên chạnh lòng: “So với các nơi khác, thu nhập của GV ở TPHCM có cao hơn nhưng đời sống đắt đỏ. Nhiều vùng trũng, trường học chỉ học 1 buổi và không đóng học phí. GV không có thu nhập tăng thêm, bậc THCS không có bán trú, GV chỉ biết sống bằng lương. GV dạy những môn phụ không thể làm thêm nên GV mới ra trường chỉ đủ tồn tại một mình chứ không thể lập gia đình, nuôi con”. Theo thống kê của ngành giáo dục, TPHCM có gần 10.000 cán bộ – nhân viên đã lập gia đình nhưng chưa có nhà ở, phải ở nhà thuê hoặc sống nhờ gia đình. Chính điều kiện kinh tế eo hẹp càng khiến người thầy, người cô không dám “đèo bòng” thêm một người.

“Đã qua rồi cái thời người người thích lấy nữ GV làm vợ vì căn cơ, đảm đang. Để được đứng lớp, GV phải học qua CĐ-ĐH cũng đã 22-23 tuổi. Đến khi ổn định việc làm, đời sống thì cũng đã ngót nghét tuổi băm. Ngày nay, GV phải chịu nhiều áp lực hơn từ trách nhiệm công việc, thời gian nên “được” việc trường lại “yếu” việc nhà. Không chỉ khó chu toàn cho vẹn cả đôi đường, tiền lương 3 cọc 3 đồng của nghề giáo cũng khiến nhiều người chùn bước, phải cân đo đong đếm kỹ càng mới dám rước cô giáo về nhà”, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ.

Một mùa xuân nữa lại đến, nhiều cô giáo phải tất bật làm thêm để chuẩn bị cho bữa cơm ngày tết của gia đình thêm ấm cúng. Nhưng bên cạnh đó, không ít nữ GV khi nhận phần thưởng tết xong lại chạnh lòng vì vẫn chỉ có “mình ta với ta” ngay trong ngày xuân sum vầy.  Nỗi lo mấy ngày tết rồi cũng sẽ qua, các cô lại quay về với công việc đời thường, tiếp tục đứng trên bục giảng vui buồn cùng những lứa học trò dù nỗi cô đơn chưa thể vơi đi.


MỸ HẰNG

Giáo viên nữ ngày càng khó lập gia đình. (Ảnh mang tính minh họa).

 

                                                                                      Theo SGGP

 

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục