Mô hình bán trú dân nuôi đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho gia đình và nhà trường.
Trong ảnh: Giờ ăn trưa của các em học sinh bán trú ở Trường tiểu học Bắc Sơn, Kim Bôi.

Mô hình bán trú dân nuôi đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho gia đình và nhà trường. Trong ảnh: Giờ ăn trưa của các em học sinh bán trú ở Trường tiểu học Bắc Sơn, Kim Bôi.

(HBĐT) - Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật là một trong 4 hợp phần của Chương trình 135 giai đoạn II. Theo Quyết định 112 ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, định mức hỗ trợ cho con hộ nghèo đi học tại các lớp mẫu giáo thôn, bản là 70.000 đồng/tháng x 9 tháng/năm. Học sinh bán trú là con các hộ nghèo đang học tại các trường phổ thông được hỗ trợ tiền ăn, dụng cụ sinh hoạt và học tập với mức 140.000đồng/tháng x 9 tháng/năm

 

Thực hiện chính sách này, tiểu hợp phần hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đi học đã được đầu tư kinh phí khá lớn. Cụ thể, từ năm 2006-2010, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ học sinh con hộ nghèo đi học 27.075 triệu đồng để chi trả từ năm học 2007-2008 năm học 2009-2010. Nguồn kinh phí này hỗ trợ trên 64.000 lượt cháu đi học mẫu giáo và học sinh phổ thông con hộ nghèo học bán trú. Khối lượng thực hiện đạt trên 90% kế hoạch vốn đã giao. Năm học 2010-2011 có trên 21.000 học sinh trong diện hưởng chế độ hỗ trợ với nhu cầu kinh phí 23.898 triệu đồng. Năm học 2009-2010 và 2010-2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg mở rộng đối tượng thụ hưởng đối với tất cả học sinh là con hộ nghèo.

 

Qua thực hiện chính sách, học sinh trong độ tuổi đến trường tăng lên, từng bước hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số con hộ nghèo nơi vùng sâu, xa. Từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước cộng với phần đóng góp của cha mẹ học sinh, số lượng học sinh ở bán trú tại các trường phổ thông nơi vùng sâu, xa ngày càng tăng lên. Có một thực tế là ở vùng miền núi và dân tộc, do địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó khăn, học sinh đi học xa là phổ biến. Đa số các em phải đi học xa từ 5- 6 km, cá biệt có những em đi xa tới 10 km. Vì thế, một số học sinh không thể trở về nhà trong ngày mà phải ở lại trường hoặc trọ trong nhà dân. Ngày cuối tuần, các em mới về gia đình lấy lương thực, thực phẩm, chất đốt... để tự nấu ăn hoặc đóng góp với gia đình ở trọ. Nhiều gia đình đã phải cho con trọ học hoặc làm lều, lán gần trường để giải quyết khó khăn này. Trong khi hệ thống trường PTDTNT do Nhà nước đài thọ hoàn toàn chỉ tuyển sinh khoảng 5% số học sinh dân tộc thiểu số theo chỉ tiêu được phân bổ thì việc thu hút 95% học sinh còn lại đến trường phải dựa vào giải pháp mô hình trường bán trú dân nuôi. Từ tự phát ở một vài địa phương, đến nay, mô hình trường bán trú dân nuôi đã được tổ chức rộng rãi tại nhiều nơi. Cũng gần giống hình thức học nội trú, song với mô hình bán trú dân nuôi, mọi chi phí ăn, ở, học hành đều do học sinh tự túc. Hiệu quả của mô hình này là các em đỡ vất vả đi lại đến trường, mặt khác tăng thời gian học tập trung ở trường, được giao lưu, gặp gỡ thầy cô, bạn bè thường xuyên hơn. Nhờ đó, giáo viên có thể kiểm tra việc học của các em, nắm được sức học của từng em và kịp thời có hướng phụ đạo, giúp đỡ, bồi dưỡng. Mặt khác, học tập trung còn giúp trau dồi vốn kiến thức tiếng phổ thông cho học sinh, tăng khả năng tiếp thu bài giảng của các em, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ có mô hình bán trú dân nuôi mà tỷ lệ học sinh chuyên cần, học sinh có học lực khá, tỷ lệ lên lớp, chuyển cấp hàng năm đều tăng. Các em đã trở thành nguồn tuyển sinh có chất lượng vào các trường PTDTNT do Nhà nước đài thọ. Mô hình này đã góp phần lớn vào phát triển mạng lưới trường THCS và thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS ở các xã vùng cao.

 

Đánh giá về hiệu quả của chương trình, ông Xa Hồng Diên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết: Nguồn kinh phí hỗ trợ con hộ nghèo đi học từ vốn của Chương trình 135 còn có những tác động tích cực đến kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về GD - ĐT. Cơ sở hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục được cải thiện, 100% các xã thuộc chương trình đều có trường tiểu học và THCS, có 98% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Sau 4 năm thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia về GD - ĐT đã có: 100% xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, 77/79 xã đạt phổ cập THCS. Hoàn thành thay sách và trang thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục phổ thông hết lớp 12; cấp sách giáo khoa miễn phí cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn; biên soạn và chỉnh sửa giáo trình hỗ trợ dạy học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các bậc học cũng đang được tiến hành. 100% trường THPT được trang bị tối thiểu 1 phòng máy tính đảm bảo dạy môn tin học; 100% trường THPT, khoảng 40% trường THCS, 20% trường tiểu học được nối mạng internet. Cùng với các chương trình, nguồn vốn khác đã xây mới và nâng cấp được 108 công trình giáo dục.

 

Với những kết quả đó, có thể khẳng định, Chương trình 135 giai đoạn II đã góp phần nâng đỡ các em học sinh nghèo đến trường.

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục