Theo cải cách giáo dục, đến năm 2012, các trường ĐH Anh có thể tăng học phí từ 3.290 lên 9.000 bảng Anh.

Theo cải cách giáo dục, đến năm 2012, các trường ĐH Anh có thể tăng học phí từ 3.290 lên 9.000 bảng Anh.

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn chỉ có 1/100 cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH hàng đầu.

 

Trong khi đó, theo số liệu đệ trình lên các nghị sĩ, cơ hội được học tập tại các trường ĐH danh tiếng như Oxford hay Cambridge tăng lên gấp 7 lần chọ những học sinh có điều kiện kinh tế gia đình khá giả hơn.

Sự bất bình đẳng này đã nhận được quan tâm rất lớn từ phía phó thủ tướng Nick Clegg. Ông cho biết sẽ có những động thái cụ thể để kêu gọi các tổ chức đào tạo ĐH mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho học sinh nghèo.

Tuần trước, ông cáo buộc các trường ĐH danh tiếng là đã “phân biệt xã hội”, và cần phải tích cực hơn nữa trong vấn đề giáo dục con em của những gia đình có thu nhập thấp.

Từ niên học tới, tất cả các trường ĐH được phép thu mức học phí hàng năm là 6.000 bảng Anh. Những trường muốn thu học phí cao hơn, tối đa là 9.000 bảng, sẽ phải cam kết với Chính thủ tạo nhiều cơ hội hơn cho học sinh nghèo.

Các trường ĐH sẽ đệ trình lên Chính phủ đề xuất về những ưu đãi cho nhóm sinh viên này, nhưng sẽ só một cơ quan độc lập giám sát trực tiếp. Sau đó Chính phủ sẽ đưa ra hạn mức học phí cụ thể mỗi trường được phép thu thêm trong các dự án hỗ trợ giáo dục.

Những trường không tuân thủ theo quy trình trên sẽ bị phạt tới 500.000 bảng, hoặc không được phép thu quá 6000 học phí/ 1 năm.
Trong niên học 2007-2008, chỉ 1% số học sinh đã từng được hỗ trợ những bữa ăn miễn phí tại trường trung học có cơ hội theo học tại các trường danh tiếng như Oxford, Cambridge, Imperial College London, Manchester và ĐH Kinh Tế London.

Và cũng chỉ có 15% số học sinh đó theo học tại các trường ĐH bình thường khác.

Trái lại, khoảng 7% số học sinh không trong diện được ăn miễn phí lọt vào top các trường ĐH hàng đầu và 1/3 số đó theo học tại các trường ĐH ít danh tiếng hơn.

Số liệu trên được Charlotte Leslie- Nghị sỹ đảng Bảo Thủ của Bristol North West kiêm thành viên hội đồng lựa chọn giáo dục, công bố.
Bà nói: “Số liệu thống kê chỉ ra một thực tế gây sốc ẩn sau sự tự mãn của Chính phủ trước về vấn đề phúc lợi cho nhóm học sinh nghèo.

“Trong quá nhiều trường hợp, hệ thống giáo dục của chúng ta đã từ chối những học sinh cần được giúp đỡ nhất. Không nên tước đi cơ hội được học tập tại các trường ĐH danh tiếng chỉ đơn thuần vì hoàn cảnh xuất thân của các em. Thật đáng buồn vì điều này vẫn đang diễn ra trong xã hội”.

Các nghị sĩ đảng bảo thủ cũng đang quan tâm xem xét những đề xuất cho vấn đề hỗ trợ sinh viên nghèo.

Tuần trước, 25 nghị sĩ đảng bảo thủ đã đệ trình Quốc hội một bản kiến nghị. Trong đó họ cho biết sẽ có những động thái gây áp lực chính trị lên các trường ĐH nếu họ tiếp tục lựa chọn sinh viên dựa vào tên tuổi của trường trung học, thu nhập gia đình, nền tảng, hay bất cứ tiêu chí nào không liên quan đến năng lực thực chất của sinh viên.

Theo họ, những tiêu chí thiếu công bằng như thế sẽ làm phương hại đến chất lượng giáo dục ĐH, đồng thời chất lượng giáo dục trung học cũng sẽ không được cải thiện.

                                                                                       Theo Vnn

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục