Tuyển sinh ĐH, CĐ ở nước ta thực hiện theo khối thi. Quy định này từ lâu đã thể hiện sự bất hợp lý dẫn đến việc nhiều môn không liên quan đến ngành học nhưng thí sinh (TS) vẫn phải thi.

 

TS thi khối C tại trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Đây là khối thi ngày càng ít TS đăng ký dự thi  - Ảnh: Đ.N.T

Cùng một ngành, nhiều khối thi khác nhau

Trên thực tế hiện có nhiều môn thi không liên quan đến ngành mà TS sẽ được đào tạo. Chẳng hạn ngành Kinh tế, TS phải dự thi khối A (Toán, Lý, Hóa) hoặc khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ). Theo đánh giá của các chuyên gia ở những trường có tuyển sinh ngành này thì môn Hóa trong khối A chẳng liên quan gì đến ngành Kinh tế. Đối với ngành Công nghệ thông tin cũng vậy. Theo ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng trường ĐH FPT, ngành học này chỉ cần TS có tư duy lô-gic về Toán.  

Theo phản ánh của các trường, cũng không có cơ sở khoa học nào quy định 3 môn thi cho mỗi khối thi. Vì vậy đã xảy ra mâu thuẫn và sự không nhất quán trong việc quy định khối thi của các trường. Ví dụ, cùng đào tạo ngành Triết học nhưng Học viện Báo chí tuyên truyền tuyển sinh bằng khối C, D1, trong khi ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tuyển sinh cả khối A, C và D. Đối với ngành Luật cũng vậy. Trường ĐH Luật (Hà Nội) nhiều năm tuyển sinh khối A, C, D1 nhưng ĐH Công đoàn chỉ tuyển sinh khối C, D1. Ngành Tâm lý học ở trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh khối A, B, D nhưng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) lại tuyển khối A, C và D. Cùng là chuyên ngành Quản lý kinh tế nhưng ĐH Kinh tế quốc dân tuyển sinh khối A và D1 còn Học viện Báo chí tuyên truyền tuyển sinh bằng khối C, D1...

Cần điều chỉnh

Lý giải về hiện tượng trái ngược nhau trong việc quy định khối thi của các trường, ông Đoàn Phúc Thanh - Trưởng phòng Đào tạo Học viện Báo chí tuyên truyền, cho rằng "do bị giới hạn về quan niệm". Ông Thanh nói: “Lâu nay, Học viện Báo chí tuyên truyền thường được quan niệm là trường thuộc khối ngành khoa học xã hội nên chỉ tuyển sinh khối C, D chứ không tuyển khối A. Quan niệm này là chưa hợp lý vì có nhiều ngành học cần tuyển sinh khối A như: Quản lý kinh tế, Quan hệ công chúng, Quay phim truyền hình…”.

Cùng quan niệm, ông Đinh Việt Hải - Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội) khẳng định: “Không có căn cứ nào ngoài thói quen, nếp nghĩ của một bộ phận TS và xã hội đồng nhất khoa học xã hội và nhân văn với môn Văn, Sử, Địa. Từ khi chúng ta hình thành các khối thi tuyển sinh ĐH A, B, C, D… thì chính chúng ta đã đưa một giới hạn nhất định về nguồn tuyển đầu vào cho các ngành khi gắn A, B với tự nhiên, công nghệ, kinh tế; và C, D với khoa học xã hội và nhân văn…”.

Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Văn hóa TP.HCM, cũng cho rằng: “Việc tuyển sinh dựa trên khối thi như hiện nay chưa hoàn toàn đầy đủ bởi quá trình học tập và yêu cầu khi đi làm nhiều khi rất mâu thuẫn nhau về kiến thức được đào tạo”. Thạc sĩ Tùng dẫn chứng: ngành Kinh doanh xuất bản phẩm của trường trước đây chỉ tuyển khối C, sau này mở rộng thêm khối D1. Dù vậy vẫn chưa đầy đủ bởi ngành này cần phải có thêm kiến thức về kinh tế. Tương tự, ở bậc CĐ ngành Việt Nam học (với các chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch, Thiết kế và điều hành chương trình du lịch, Quản lý du lịch) chỉ tuyển sinh khối D cũng chưa hợp lý, bởi hướng dẫn viên du lịch rất cần kiến thức chuyên sâu về lịch sử, địa lý. “Do vậy, việc điều chỉnh khối thi cho phù hợp với ngành nghề là rất cần thiết”, ông Tùng nhấn mạnh.

Một vài năm gần đây trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) đã bắt đầu tuyển sinh thêm khối A và B ở một số ngành như: Triết học, Xã hội học, Thư viện thông tin, Tâm lý học… Tuy nhiên, TS Phạm Tấn Hạ - Phó trưởng phòng Đào tạo nhận định: “Số lượng TS nộp hồ sơ vào trường từ những khối thi này qua các năm không nhiều. Trong số gần 14.000 hồ sơ mỗi năm chỉ có khoảng gần 600 hồ sơ khối A và gần 1.000 khối B...”.

Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh thì Bộ GD-ĐT nên bỏ quy định thi theo khối như hiện nay mà giao quyền tự chủ cho các trường.  Ông Đoàn Phúc Thanh nhấn mạnh: “Theo tôi, Bộ chỉ nên đưa ra định hướng cơ bản, còn việc tổ chức thi môn nào thì sẽ do nhà trường quyết định. Như vậy mới phù hợp với đặc thù của từng trường, từng ngành”.

                                                                   Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục