Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cũng như nhiều năm qua đã đạt độ tin cậy thấp, mục tiêu đặt ra đã không khả thi

Nếu ai hỏi tôi kết quả tốt nghiệp THPT cao đặc biệt của năm nay thể hiện điều gì thì tôi xin trả lời: Người than thở, kẻ vui mừng.

Những nghịch lý

Trước hết, phải thấy thực tế đang có sự giằng co về quan niệm tổ chức thi cử trong ngành giáo dục, đặc biệt là trong giới lãnh đạo. Những người lãnh đạo bao giờ cũng có ý lành mạnh là muốn thấy có nét gì đó đổi mới hơn trước, tích cực hơn trước khi mình lên nắm quyền hoặc khi có một sự kiện trọng đại nào sắp hay vừa xảy ra.

Có người thì mong thấy mặt tích cực đó qua việc coi thi nghiêm túc hơn, đánh giá đúng thực chất hơn nên đề ra chính sách “hai không”; có người thì muốn thấy nét tích cực qua việc nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp (mà tỉ lệ tốt nghiệp thường bị quan niệm rất sai lầm là thước đo chất lượng) nên chỉ đạo “bình thường hóa” kỳ thi, bảo đảm cho học sinh nào có học thì gần như chắc chắn có thể đậu.

Trong khi số đông giáo viên khi than thở với nhau đều thừa nhận là trình độ học sinh giảm dần qua các năm thì điều rất lạ là nhiều người vẫn vui mừng trước kết quả tốt nghiệp năm sau cao hơn, thậm chí cao vọt so với năm trước.

Trong các năm gần đây, kết quả tốt nghiệp THPT của không ít tỉnh, thành đã biến động lên xuống khôn lường, lúc đứng trên núi cao, khi rơi vào vực thẳm. Đó là do ở các địa phương này, hai thói quen (thói xấu muốn lập công bằng thành tích ảo và thói quen tốt nhìn thẳng vào sự thật mà sửa) đang đấu tranh quyết liệt bất phân thắng bại, khiến kết quả thi tốt nghiệp thành một cây kim la bàn, dao động hỗn loạn trong một “từ trường” luôn luôn thay đổi, từ cấp quản lý ở cấp cao đến cấp cơ sở và đến tận giáo viên.

Độ tin cậy thấp

Thực tiễn đang cho thấy việc thi tốt nghiệp THPT trên phạm vi toàn quốc, cả thi theo hệ phổ thông hay hệ giáo dục thường xuyên, đã không thực hiện được mục tiêu là đánh giá một cách khách quan và tin cậy thành quả của cả một giai đoạn học tập, đánh giá chất lượng dạy và học cũng như chất lượng quản lý giáo dục trong tương quan giữa các tỉnh, thành với nhau.

Sở dĩ tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm nay của tỉnh Trà Vinh cao là vì đề ra dễ, chỉ trừ môn vật lý. Nhưng tỉ lệ tốt nghiệp cao không đồng nghĩa với việc tỉ lệ đậu ĐH, CĐ sẽ cao. Thậm chí có những nơi tốt nghiệp 100% chưa chắc học sinh ở đó đã giỏi mà là học sinh trung bình, yếu vẫn có thể đậu khi gặp đề dễ. Học sinh khá giỏi, hiển nhiên sẽ đậu tốt nghiệp dù đề dễ hay khó.

Ông Triệu Văn (Giám đốc Sở GD – ĐT tỉnh Trà Vinh)

Ai cũng biết rằng chất lượng cao là thành quả của một quá trình tích lũy lâu dài của cả hệ thống giáo dục và của cả gia đình học sinh chứ không thể của vài tháng tổ chức ôn tập, thi thử, kèm cặp học sinh yếu.
Ai cũng biết câu chuyện lớn nhanh như Phù Đổng trong nâng cao chất lượng giáo dục không thể xảy ra trong đời mà chẳng qua là phù phép mà thôi. Cách phù phép thì cả người đi học lẫn người dạy học ai cũng biết, chỉ khác nhau là lòng tự trọng có cho phép thực hiện hay không.

Kỳ thi tốt nghiệp năm nay cũng như nhiều năm qua đã đạt  độ tin cậy thấp. 

Để đạt được kết quả đánh giá với sai số quá lớn thế này không cần phải tiêu tốn một số tiền và công sức lớn lao của cả xã hội ở phạm vi toàn quốc như lâu nay hay ở phạm vi toàn tỉnh, thành như có đề nghị của một số người là giao Sở GD-ĐT phụ trách toàn bộ kỳ thi từ A đến Z.
Để từng trường lo đánh giá trình độ học sinh thì sai số trong đánh giá chất lượng cũng sẽ không lớn hơn nhưng được cái lợi lớn là những tốn kém tiền bạc và công sức sẽ giảm, đạt đến cực tiểu.
Còn nếu cứ muốn đánh giá trình độ nắm vững kiến thức của học sinh một cách đại trà thì đã có nhiều cách đánh giá khác cho kết quả tin cậy hơn, khách quan hơn, rẻ tiền hơn.

Tóm lại, kỳ thi tốt nghiệp THPT theo kiểu nước mình tổ chức lâu nay đã không còn cần thiết khi mục tiêu đặt ra đã không khả thi.

 

                                                                                            Theo NLĐ

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục