Khu đô thị mọc lên nhưng chủ đầu tư “quên” xây trường mầm non khiến tình trạng quá tải ngày càng trầm trọng. Tình trạng thiếu trường, thiếu lớp bao giờ được giải quyết là vấn đề đại biểu HĐND chất vấn phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, ngày 14/7.
Riêng bậc học mầm non ở các khu đô thị hiện có 13 trường, trong đó: công lập có 4 trường, hiệp quản có 2 trường mầm non (quân đội quản lý), tư thục có 7 trường. Theo quy định mỗi xã phường, thị trấn, khu đô thị có ít nhất 1 trường mầm non công lập.
Hiện TP Hà Nội có 837 trường mầm non, trong đó có 683 trường mầm non công lập, chiếm 81,6%; ngoài công lập là 154 trường, chiếm 18,4%. So với năm học trước, năm nay số trường mầm non công lập tăng 16 trường.
Theo bà Ngọc, một số trường thuộc khu vực quá đông dân cư bình quân trẻ/lớp quá cao: Quận Ba Đình có bình quân hơn 50 cháu/lớp công lập; Quận Đống Đa có bình quân hơn 46 cháu/lớp công lập; Quận Hai Bà Trưng có bình quân 46,47 cháu/nhóm lớp công lập…
“Tại một số quận, đô thị mới dân cư tăng quá nhanh. Trong vòng thời gian ngắn nhiều nơi tăng gấp đôi dẫn đến tình trạng quá tải ở một số trường mầm mon”, bà Ngọc lý giải.
Việc khu đô thị mới mọc lên nhiều nhưng không thiếu trường, thiếu lớp khiến các đại biểu lo lắng. “Trong số 21 khu đô thị đã có dân sinh sống nhưng chỉ mới có 13 trường, số còn lại bao giờ mới giải quyết”, đại biểu Bùi Đức Hiếu băn khoăn.
Bà Ngọc cho biết, nhiều trường mầm non đang được xây dựng, trong thời gian tới các khu đô thị sẽ có đủ trường, đủ lớp cho học sinh.
Ông Nguyễn Văn Khôi - phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho rằng chủ đầu tư các khu đô thị mới thường tập trung huy động vốn để đầu tư xây dựng các công trình thu hồi vốn nhanh như nhà ở kinh doanh, công trình hỗn hợp, thương mại dịch vụ… còn các công trình hạ tầng xã hội chưa được quan tâm thoả đáng.
“Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội tại các khu đô thị mới thường có sức hút kém, chậm thu hồi vốn đầu tư, vì vậy công tác xã hội hóa cũng gặp nhiều khó khăn”, ông Khôi nói.
“Thành phố đã đầu tư cho các trường công lập đạt 85%, còn 15% là các trường tư thục. Liệu con số 15% này, thành phố có đảm nhận được không để tránh tình trạng mức thu phí mà dân thu nhập thấp không có điều kiện trả”, đại biểu Đỗ Trung Hai đặt câu hỏi.
Về thu học phí, theo quy định thì trường công lập mọi hoạt động chi phí theo HĐND thành phố quyết định. Các trường dân lập có quyền thỏa thuận mức học phí với phụ huynh và sự lựa chọn của phụ huynh. Tuy nhiên, với trách nhiệm quản lý nhà nước, thành phố sẽ kiểm tra về diện tích, nội dung và nâng cao chất lượng để phụ huynh có sự lựa chọn tốt nhất.
“Hiện nay, các cấp học ở Hà Nội đang có mức thu thấp nhất ở khung cho phép. UBND thành phố đã trình HĐND nâng mức học phí ở các cấp học, nhưng do điều kiện kinh tế chung, để tránh lạm phát tăng cao nên TP chưa đặt ra việc nâng mức học phí”, phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết thêm.
Theo Dantri
Nếu thí sinh diễn đạt theo những gì mà các tài liệu chuẩn đã hướng dẫn thì sẽ khó đúng hoàn toàn theo đáp án của phần 2 trong câu 1, môn ngữ văn khối C
Đáp ứng nguyện vọng tìm hiểu thông tin của phụ huynh và các bạn trẻ, báo điện tử Dân trí phối hợp cùng tập đoàn tư vấn giáo dục ISC-UKEAS cung cấp những thông tin tư vấn hiệu quả nhất về du học Anh trong loạt bài “Anh quốc - Điểm đến du học của giới trẻ Việt”.
Một xu hướng mới hiện nay tại Hàn Quốc là học sinh tại thủ đô Seoul chuyển đến những trường học ít cạnh tranh hơn ngoài khu vực thủ đô để tăng điểm số ở cấp học phổ thông và do vậy tăng cơ hội vào những trường ĐH tốt.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phòng lao động thương binh và xã hội huyện Đà Bắc phối hợp với các trung tâm, cơ sở dạy nghề vào dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tại huyện.
Để giúp các sĩ tử có những hướng đi mới khi kết quả tuyển sinh nguyện vọng sắp chính thức được công bố, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech và một số trường đào tạo nghề tổ chức chương trình “Tư vấn và ôn thi Đại học năm 2011”. Chương trình được truyền hình trực tiếp lúc 14h, Thứ bảy, 23/07/2011 trên VTV2.
Ngày 12/7, tại phiên họp thường kỳ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên đã thông qua “Đề án dạy tiếng Thái, Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên trình bày.