Nếu thí sinh diễn đạt theo những gì mà các tài liệu chuẩn đã hướng dẫn thì sẽ khó đúng hoàn toàn theo đáp án của phần 2 trong câu 1, môn ngữ văn khối C
Câu 1, đề thi ĐH môn ngữ văn khối C của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua như sau: “Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?”.
Phổ biến quy chế thi ĐH, CĐ năm 2011 tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn - TPHCM. Ảnh: Minh Quyên
Kiến thức trong tài liệu chuẩn
Những ai trực tiếp giảng dạy môn văn THPT đều biết sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011 (Nhà Xuất bản Giáo dục), trang 25 viết: “… Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Mỹ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe đồng minh. Hồ Chí Minh trích tuyên ngôn của Pháp, để sau đó buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp”.
Sách Giáo viên Ngữ văn 12 (Nhà Xuất bản Giáo dục năm 2008), trang 38, viết: “Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn… trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập nhằm vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo… Nêu nguyên lý về quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. Từ quyền bình đẳng và quyền tự do của con người mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới…”.
Sách Giáo viên Ngữ văn 12 Nâng cao (Nhà Xuất bản Giáo dục năm 2008), trang 15 và 16 cũng viết: “… Trích từ hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ là những danh ngôn, nghĩa là những chân lý lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được. Đồng thời lại là tư tưởng của chính tổ tiên của người Pháp, người Mỹ, vậy không có lý gì mà người Pháp, người Mỹ dù là thực dân đế quốc đi nữa, lại dám phản bác lại tổ tiên của mình”; “trích dẫn hai bản tuyên ngôn kia thì có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, trong đó cách mạng Việt Nam đã cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng Pháp và Mỹ…”.
Các sách nói trên đều là tài liệu chuẩn trong giảng dạy và học. Và đương nhiên, thí sinh cũng phải dựa vào đó để làm bài thi, cụ thể là sẽ trả lời:
- Đó là các bản tuyên ngôn bất hủ, nổi tiếng được cả loài người thừa nhận. Qua đó tranh luận ngầm với Pháp và Mỹ rằng chính tổ tiên họ đã vạch ra các chân lý đó nên nếu họ xâm lược Việt Nam thì sẽ vi phạm các điều ước của chính tổ tiên mình.
- Cuộc Cách mạng Tháng Tám đã cùng một lúc giải quyết xong cả hai nhiệm vụ: giải phóng dân tộc (như cách mạng Mỹ) và thiết lập chế độ dân chủ (như cách mạng Pháp), nên lấy hai bản tuyên ngôn này làm tiền đề là hợp lý.
- Đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam lên ngang hàng với hai bản tuyên ngôn của hai nước lớn trên thế giới cũng có nghĩa là khẳng định tư thế độc lập ngang hàng với các nước khác. Từ tuyên ngôn độc lập của một nước, tác giả muốn suy rộng ra quyền độc lập của tất cả các nước.
Và… đáp án
Trong khi đó, đáp án của Bộ GD-ĐT đưa ra cho phần 2 của câu 1 là:
- Nêu lên những nguyên lý chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới (0,5 điểm).
- Đưa ra những lý lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận bản tuyên ngôn (0,5 điểm).
Đáp án của Bộ GD-ĐT nêu 2 ý trên tuy không sai nhưng rõ ràng là chung chung, chưa cụ thể. Và trong trường hợp thí sinh làm đúng những gì mà các tài liệu chuẩn đã hướng dẫn nhưng không đúng hoàn toàn theo đáp án thì giám khảo sẽ chấm điểm như thế nào?
Theo Báo NLĐ
Ngày 12/7, tại phiên họp thường kỳ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên đã thông qua “Đề án dạy tiếng Thái, Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên trình bày.
Liên quan vụ “Không chấm điểm cho cách giải cao hơn trình độ”, ngày 12-7 các phụ huynh đã cùng gửi đơn khiếu nại lên Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, thanh tra của cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM không nhận đơn và cho biết chỉ thụ lý đơn khi có văn bản trả lời chính thức của Sở GD-ĐT TP.HCM.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc người có công với cách mạng, từ đầu năm đến nay, ngành LĐ- TBXH tỉnh đã hoàn thành chế độ trợ cấp mai táng phí cho 197 thân nhân người có công từ trần với tổng số tiền 1,521 tỷ đồng. Mua bảo hiểm y tế cho 4.070 cựu chiến binh. Giải quyết chế độ ưu đãi giáo dục cho 262 học sinh, sinh viên là con em người có công với số kinh phí 1,058 tỷ đồng.
Hiện nay các trường ĐH thi đợt 1 đã bước vào giai đoạn chấm thi. PV Thanh Niên trao đổi với ông Ngô Kim Khôi - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) về những vấn đề mà thí sinh (TS) quan tâm quanh công tác chấm thi.
Trước tình hình một số sách thiếu nhi mang nội dung xấu, bạo lực hoặc yêu đương, có hại cho việc hình thành nhân cách của trẻ, rất nhiều bậc phụ huynh muốn có được những lời tư vấn khi mua sách cho con.
Bộ GD-ĐT vùa có công văn gửi các cơ sở đào tạo đại học, CĐ, TCCN, Sở GD-ĐT trong cả nước về việc tổ chức tổng kết và tập huấn nghiệp vụ về công tác học sinh, sinh viên, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội đầu năm học 2011-2012.