Thức đến 2-3 giờ sáng, thậm chí thức trắng 2-3 đêm để… đăng ký học tín chỉ đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít sinh viên.

 

“Ôm” máy tính 24/24 giờ

Hiện nay có rất nhiều trường đã thực hiện hình thức cho sinh viên đăng ký học các môn theo hình thức tín chỉ qua mạng Internet. Và đây thực sự là nỗi ám ảnh của sinh viên không ít trường như Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia HN), ĐH Xây dựng...

Chen chúc, thức đêm để đăng ký tín chỉ. Ảnh: Hoàng Duy
Chen chúc, thức đêm để đăng ký tín chỉ. Ảnh: Hoàng Duy

Vào đầu mỗi kỳ học, hình ảnh sinh viên thay nhau túc trực 24/24 giờ canh mạng Internet hết nghẽn để đăng ký môn học là chuyện bình thường. Trần Thị Hà (ĐH KHXH &NV Hà Nội) than thở: "Ôn thi mệt mỏi, căng thẳng nhưng không thể so sánh được với việc “canh” đăng ký môn học. Từ hôm nhà trường phát lệnh đăng ký, mấy quán nét cạnh trường đông như hội, nhóm của mình chia mỗi người trực 5 tiếng, quyết tâm đăng ký sớm để chọn được những lớp ưng ý".

Trên các diễn đàn của sinh viên, có không ít topic kêu ca về nỗi ám ảnh này. Diễn đàn của Học viện Ngân hàng, các sinh viên post cho nhau những thông báo của trường về thời gian đăng ký học và những lời kêu ca… không biết gửi cho ai.

Một sinh viên có nick thanhhuyen… than thở: “Mấy đứa bạn mình học trường khác, bọn nó đăng ký xong từ đời nào, quay lại vẫn thấy mình vật vã chờ đợi, chúng nó nhìn mình bằng ánh mắt thương cảm. Mấy đứa tốt bụng thì thức trực hộ mình nhưng cũng không đứa nào trụ được đến 3h sáng cả”. Một sinh viên khác nói như khóc: “Chật vật thức suốt 2 đêm để đăng ký tín chỉ, mãi mới vào được trang đăng ký của trường mình nhưng không hiểu sao em không thể nào đăng ký được. Đợi mãi và rồi nó báo là “Server is too busy”, vậy là lại phải thức tiếp sao??? Em sắp không chịu nổi nữa rồi”.

Trên diễn đàn của sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân cũng có không ít lời kêu ca. Một sinh viên có nick meoden bức xúc: “Không chỉ thức đêm thức hôm đánh vật với cái kiểu thông báo " TOO BUSY" của mạng trường, tất nhiên là không thể vào được rồi, và cứ thế cả đêm ngồi ấn F5 rồi enter đến khi nào vào được thì thôi. Có ai chán quá thì nằm ngủ một tý rồi lại dậy để tiếp tục hành trình gian khổ này”.

Một sinh viên trường ĐH Thăng Long (Hà Nội) cũng chia sẻ trên diễn đàn của trường: "Thật là kinh khủng! Thức trắng đêm, vừa ôn thi vừa thức canh lớp, lại còn đăng ký theo số lượng tín chỉ đã tích lũy nên lần nào các lớp cũng đầy hết, canh me từng tí một. Có khi đăng ký được lớp rồi, lát sau quay lại không biết là mình ở đâu, tự dưng bị đá ra khỏi lớp, kinh hoàng nhất là hủy lớp...".

Trào phúng hơn, sinh viên ĐH Ngoại thương còn sáng tác cả “Hịch Tín chỉ” với những câu than thở: “Sinh viên đại học Ngoại thương phát cuồng vì tín chỉ, kẻ không ăn chỉ để ngồi F5, kẻ không ngủ chỉ để đăng nhập, kẻ thức khuya dậy sớm để đăng ký. Từ xưa, các sinh viên chăm chỉ, hết lòng vì tín chỉ, bỏ bữa để chọn học phần, khóa nào chẳng có? Ví thử mấy ngươi cứ khư khư theo thói lười nhác thường tình thì cũng chết hoài ở xó cửa, sao có thể có tên trong danh sách mà đi học được?...”

Học theo lịch đã được sắp xếp

Một sinh viên K51 ĐH Kinh tế quốc dân bức xúc: "Nhìn thấy cái lịch mà choáng, những môn cần học thì phòng đào tạo không cho học, còn đâu toàn những môn học từ kỳ trước hết rồi. Môn nâng điểm toán 2 với khóa K52 vào đăng ký thì lớp này cũng đã đủ sĩ số, thế kỳ này em học gì bây giờ?".

Hình ảnh thường thấy mỗi khi truy cập để đăng ký
Hình ảnh thường thấy mỗi khi truy cập để đăng ký

Mặc dù trên danh nghĩa là phải học theo tín chỉ, nhưng ở hầu hết các trường, sinh viên đều phải đăng ký các môn theo lịch đã quy định không khác gì học niên chế. Trước mỗi học kỳ, nhà trường chuẩn bị sẵn một danh sách các môn học dự kiến, và dựa trên danh sách "cứng" đó, sinh viên đăng ký theo số lượng tín chỉ được quy định.

Lý giải về vấn đề này, lãnh đạo một số trường cho biết, vì chương trình học có những môn bắt buộc theo thứ tự tiên quyết nên sinh viên buộc phải đăng ký trên chương trình dự kiến. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 20-30% số môn học mà sinh viên có toàn quyền lựa chọn để đăng ký.

Lãnh đạo của một trường ĐH có thâm niên đào tạo theo tín chỉ thừa nhận do điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất còn hạn hẹp nên việc đào tạo theo tín chỉ ở VN hiện nay chưa triệt để.

Về việc sinh viên phải thức đêm, canh mạng để đăng ký, tất cả các trường đều khẳng định: Vào các thời điểm đăng ký môn học, sinh viên phải thức đêm để theo dõi thường xuyên là việc rất bình thường của các trường ĐH có đào tạo tín chỉ trên thế giới. Đến thời điểm đăng ký môn học các sinh viên thường rất căng thẳng để theo dõi những môn nào còn những môn nào hết. Việc này phụ thuộc vào đường truyền Internet và các thiết bị, vì thế các sự cố khi đăng ký các môn học là rất dễ gặp phải. 

Để khắc phục tình trạng này, một giảng viên ĐH Bách khoa cho biết, trường nên có kế hoạch cho sinh viên đăng ký tín chỉ qua mạng sớm, trong đó phân chia khoảng thời gian rộng rãi và thực hiện theo từng khoa, từng lớp. Như vậy mới có thể khắc phục được phần nào tình trạng trên, chứ không thể có đường truyền nào đủ mạnh khi vài ngàn người cùng truy cập một lúc. Ngoài ra, sau đợt đăng ký chính thức thì phải có một đợt đăng ký phụ để số sinh viên chưa kịp đăng ký cũng có thể đăng ký được.

                                                                               Theo LaoDong

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục