Giáo viên mầm non hợp đồng trường mầm non Tân Hòa, phường Tân Hòa (TPHB) tận tình chăm sóc các cháu mẫu giáo.
(HBĐT) - Toàn tỉnh có 216 trường mầm non công lập với trên 5.300 CB, GV, trong đó trên 3.100 GV hợp đồng. Cuộc sống của những GV mầm non ngoài biên chế vô cùng khó khăn do chỉ được hưởng mức lương cơ bản.
Trước tình hình đó, ngày 21/7/2010, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 148 về chế độ, chính sách đối với GV mầm non diện hợp đồng được HĐND tỉnh quyết định. Theo đó, đối với GV đạt chuẩn, vượt chuẩn được chuyển xếp, hưởng theo hệ số lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, ngạch, bậc theo bảng lương và được nâng lương định kỳ theo quy định. Được ngân sách Nhà nước chi hỗ trợ đóng BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. Được hưởng chế độ, quyền lợi học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và các danh hiệu tôn vinh nhà giáo như GV trong biên chế. Đối với GV chưa đạt chuẩn (trong danh sách được UBND tỉnh duyệt theo Quyết định 2116 ngày 26/10/2004) xếp bằng hệ số (1,65 + hệ số phụ cấp chức vụ + hệ số phụ cấp khu vực) x mức lương tối thiểu. Các đối tượng này khi đạt chuẩn thì được hưởng như các GV đạt chuẩn khác theo quy định. Thời gian được hưởng chế độ và xét nâng lương cho lần sau được tính từ ngày 1/1/2011.
Ngày 17/11/2010, UBND tỉnh đã có Quyết định 2095 về việc giao biên chế năm 2011, trong đó có 2.556 định biên hợp đồng GV mầm non. Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của T.ư, của tỉnh, ngày 21/3/2011, liên Sở Nội vụ, Tài chính, GD&ĐT đã có công văn liên ngành về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với GV mầm non diện hợp đồng theo NQ số 148 của HĐND tỉnh. Trong đó nêu rõ, đối tượng áp dụng là: “GV mầm non thuộc diện hợp đồng trong chỉ tiêu được HĐND tỉnh quyết định và Sở Nội vụ thỏa thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối tháng 7/2011, GV mầm non hợp đồng ở nhiều địa phương vẫn chưa được hưởng chế độ theo quy định.
Cô Nguyễn Thị Hường, GV mầm non hợp đồng trường MN Thịnh Lang giãi bày: Tôi vào ngành từ năm 1990 đến nay đã 21 năm, ngày nào cũng làm việc từ 6h30’ - 17h nhưng chỉ được hưởng mức lương tối thiểu, bây giờ là 830.000 đồng/tháng. Phụ huynh ở trường vùng ven chủ yếu là nông dân và lao động tự do nên sự hỗ trợ thêm cho GV không đáng kể, tổng thu nhập mỗi tháng chỉ được trên 1 triệu đồng. Trong khi đó, vừa phải nuôi 2 con ăn học, vừa phải lo chi tiêu hàng ngày cuộc sống chật vật. Chúng tôi rất phấn khởi khi biết có Nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ cho GV mầm non hợp đồng nhưng đợi mãi vẫn chưa được hưởng trong khi giá cả cứ tăng từng ngày. Mong các đơn vị chức năng sớm thực hiện chế độ để GV yên tâm công tác và đời sống bớt khó khăn.
Ông Hoàng Mạnh Cường, Phó phòng Quản lý công chức (Sở Nội vụ) cho biết: Trước đây, việc quản lý GV mầm non hợp đồng chưa thống nhất. Sau khi có Quyết định 161/2002/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 05, Sở Nội vụ đã rà soát lại đội ngũ GV mầm non hợp đồng và UBND tỉnh đã có Quyết định 2116 ngày 26/10/2004 và Quyết định 46 về mức phụ cấp cho 2.501 GV mầm non hợp đồng. Đó là những GV mà Sở Nội vụ đã quản lý và được hưởng mức lương cơ bản từ năm 2004. Những GV này đã có văn bản thỏa thuận rồi nên khi thực hiện theo công văn liên ngành không cần có văn bản thỏa thuận mới nữa. Chỉ có số GV mầm non hợp đồng mới thì cần văn bản thỏa thuận của Sở để được hưởng chế độ. Muốn vậy, các huyện, thành phố phải hoàn thiện quy trình thủ tục tuyển dụng ở đơn vị mình như GV trong biên chế rồi gửi danh sách lên Sở để thẩm định và ra thỏa thuận bằng văn bản. Một số địa phương như Lạc Thủy, Tân Lạc đã thực hiện tốt các bước như trên và GV sẽ sớm được hưởng trong tháng 8 hoặc đầu tháng 9/2011. Tuy nhiên, vẫn còn những địa phương như TPHB, Lương Sơn chậm trễ trong việc thực hiện quy trình. TPHB có 121 GV mầm non hợp đồng được hưởng chế độ theo Quyết định 2095 nhưng chỉ có 60 người đã có thỏa thuận bằng văn bản từ năm 2004, còn 61 người mới phải làm thủ tục tuyển dụng ở địa phương rồi chuyển danh sách lên Sở để thẩm định và ra quyết định bằng văn bản. Cuối tháng 7/2011, thành phố chưa thực hiện tuyển dụng nên dẫn đến sự chậm trễ. Các địa phương cần đẩy nhanh thực hiện việc này để sớm thực hiện đầy đủ chế độ cho GV mầm non hợp đồng.
Cẩm Lệ
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng việc có hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua là bình thường. Việc thay đổi chương trình môn sử cũng mới đang ở giai đoạn phải... bàn. Ông Luận nói:
Ngày 29/7, PGS.TS. Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng ĐH Y-Dược Huế đã gửi thư chúc mừng cho gia đình em Phạm Thái Sơn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa đỗ thủ khoa trường này kỳ thi ĐH, CĐ 2011. Em Sơn sẽ được cấp học bổng toàn phần và nhiều ưu đãi khác.
Liên quan đến vấn đề đổi mới thi cử, trao đổi với PV Thanh Niên bên hành lang kỳ họp QH, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: bắt đầu từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT đã quyết định sẽ thay đổi cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, sẽ không tiếp tục áp dụng hình thức thi theo cụm, chấm đổi chéo bài thi tự luận giữa các tỉnh.
(HBĐT) - Đến nay, tỉnh ta có 134 trường đạt chuẩn Quốc gia, bằng 18,9% tổng số trường toàn tỉnh.
Ngày 28/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Xây dựng miền Trung trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Xây dựng số 3.
Nhiều ý kiến bạn đọc với tâm trạng lo lắng trước thực trạng học sinh yếu kiến thức lịch sử qua kết quả kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay gửi về tòa soạn. Tuổi Trẻ Online trích đăng.