Xem kết quả thi tại trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ảnh: Hoàng Vũ

Xem kết quả thi tại trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ảnh: Hoàng Vũ

Nếu chưa đậu ĐH, thí sinh (TS) vẫn còn những cơ hội khác ở nguyện vọng (NV) 2, 3. Tuy nhiên, trong cuộc đua này, thí sinh cần có những thủ thuật nhất định mới có thể thành công.

Nguyên tắc xét tuyển NV2, 3 là lấy điểm từ cao xuống đến đủ chỉ tiêu. Do vậy, thí sinh (TS) cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để nắm bắt cơ hội vào ngành học, trường học như mong muốn.

Cao hơn điểm xét tuyển từ 2 điểm trở lên, nhiều cơ hội

Ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT, nhận định: “Thực tế qua các năm, nhiều TS bị đánh rớt khi xét tuyển NV2, NV3 không phải vì điểm thi thấp mà do chưa chọn trường, ngành phù hợp. Bởi lẽ, cùng mức điểm đó nhưng nếu nộp vào các ngành, các trường này sẽ đậu nhưng vào ngành khác, trường khác lại rớt. Vấn đề TS cần cân nhắc trước hết là chọn trường, ngành học vừa với sức mình”.

''Khi nộp hồ sơ vào một số trường ở tốp trên, để chắc ăn TS không nên chọn ngành có điểm xét tuyển bằng với mức điểm của mình'' - Tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo
trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

''TS có 20 ngày để nộp hồ sơ ĐKXT NV2. Đây là khoảng thời gian khá dài, không nên vội vàng nếu chưa chắc chắn. Vì dù nộp sớm hơn hay đúng với khoảng thời gian cho phép thì cơ hội vẫn như nhau'' - Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Cũng theo ông Cường, với nhóm TS có mức điểm thi bằng hoặc nhỉnh hơn điểm sàn ĐH thì chỉ nên nộp hồ sơ vào các trường ĐH có mức điểm nhận hồ sơ cũng bằng mức điểm sàn của Bộ, vào bậc CĐ trong các trường ĐH hoặc trường CĐ cùng khối thi, trong vùng tuyển và còn chỉ tiêu. Đối tượng TS này cũng cần quan tâm tới một số ngành khó tuyển ở nhóm trường ĐH công lập, với mức xét tuyển cũng chỉ bằng hoặc cao hơn điểm sàn từ 0,5 đến 1 điểm. Thực tế nhiều năm gần đây, dù đã tuyển hết cả 3 NV nhưng một số ngành của các trường này vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu như mong muốn. Do vậy, nếu thực sự không có nhiều lựa chọn vì mức điểm thi hạn chế, thì đây cũng là một cơ hội để TS có thể đến với giảng đường ĐH.

Trong khi đó, tiến sĩ Phan Ngọc Minh - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, có ý kiến: “Thống kê từ số liệu tại trường qua một số năm cho thấy, TS khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 vào trường nếu có mức điểm cao hơn điểm xét tuyển của trường từ 1 đến 1,5 điểm thì cơ hội trúng tuyển gần như chắc chắn. Do vậy, khi nộp hồ sơ vào một số trường ở tốp trên, để chắc ăn TS không nên chọn ngành có điểm xét tuyển bằng với mức điểm của mình”.

Chọn theo sở thích

Thạc sĩ Lâm Tường Thoại - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng chia sẻ: “Theo tôi, việc lựa chọn ngành học, trường học ở NV2 và NV3 có tính chất khốc liệt hơn rất nhiều so với khi lựa chọn ở NV1. Bởi lẽ, khi lựa chọn đầu tiên đã không thực hiện được thì những lựa chọn thứ yếu sẽ rất khó khăn”. Tuy nhiên, thạc sĩ Thoại cũng lưu ý: “TS không nên “cố đấm ăn xôi” để bằng mọi cách phải vào được ĐH. Thay vào đó vẫn nên lựa chọn ngành, trường học theo sở thích ở bậc học thấp hơn rồi tìm cơ hội liên thông sau hoặc chọn ngành học gần với ngành đã lựa chọn. Cuối cùng, nếu không được mới nên tính đến phương án chuyển qua một ngành khác. Sở dĩ như vậy bởi lẽ, nghề nghiệp là yếu tố rất quan trọng, nó gắn với mình suốt cả cuộc đời”.

Mốc thời gian cần ghi nhớ

- Từ ngày 25.8 đến 17 giờ ngày 15.9: TS sẽ nộp hồ sơ ĐKXT NV2
- Trước ngày 20.9: Các trường công bố điểm trúng tuyển NV2
- Từ ngày 20.9 đến 17 giờ ngày 10.10: TS sẽ nộp hồ sơ ĐKXT NV3
- Trước ngày 15.10: Các trường công bố điểm trúng tuyển NV3.

Không nên vội vàng

Điểm mới năm nay trong xét tuyển NV2, 3 theo quy định của Bộ GD-ĐT là các trường phải cập nhật mỗi ngày thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) NV2, 3 của TS vào máy tính bằng phần mềm tuyển sinh ĐH-CĐ 2011 và công khai trên website của trường. Tiến sĩ Phan Ngọc Minh cho rằng: “Đây là một lợi thế rất lớn cho TS, TS cần cập nhật thông tin mỗi ngày về số lượng hồ sơ các trường để có sự lựa chọn đúng nhất. Thực ra, nếu theo dõi kỹ về thông tin này, tính toán dựa trên tổng chỉ tiêu cần tuyển và số hồ sơ nộp vào theo thang điểm, TS hoàn toàn có thể biết mình đậu hay không nếu nộp vào đó”.

Cũng trong năm nay theo quy định của Bộ, TS được rút hồ sơ ĐKXT đã nộp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thời hạn nộp hồ sơ của mỗi đợt ĐKXT được quy định. Tuy nhiên, thạc sĩ Lâm Tường Thoại cũng lưu ý: “Quy định mới này là cơ hội tốt cho TS nếu lỡ lựa chọn sai NV có thể thay đổi. Nhưng TS không nên chủ quan hoặc dựa dẫm vào đó, mà nên cân nhắc kỹ lưỡng ngay từ ban đầu và trung thành với lựa chọn đó để tránh rối rắm cũng như ảnh hưởng không tốt tới tâm lý. Bởi lẽ TS thường có tâm lý rút từ nơi có nhiều hồ sơ dồn về nơi có ít hồ sơ nhưng đến phút chót có khi kết quả lại ngược lại”.

Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang - Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng đưa ra lời khuyên: “TS có 20 ngày để nộp hồ sơ ĐKXT NV2. Đây là khoảng thời gian khá dài, không nên vội vàng nếu chưa chắc chắn. Vì dù nộp sớm hơn hay đúng với khoảng thời gian cho phép thì cơ hội vẫn như nhau. Do vậy, thay vì nộp hồ sơ ngay từ những ngày đầu, TS có thể dành thêm thời gian để suy nghĩ, cân nhắc để có lựa chọn chính xác nhất”.

 

                                                                       Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thầy hiệu trưởng trường THPT 19/5 (Kim Bôi) khen thưởng các cô giáo đạt giải giải giáo viên chủ nhiệm giỏi năm học 2010- 2011.
Các đại biểu tham dự Hội nghị BCH Hội Khuyến học tỉnh lần thứ 2.

Trường tiểu học Bãi Lạng: Hướng đến sự phát triển toàn diện của học sinh

(HBĐT) - Cô giáo Ngô Ngọc Bích, Hiệu trưởng trường tiểu học Bãi Lạng (Lương Sơn) cho biết: Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã có nhiều hoạt động tích cực như: tổ chức các đợt thi đua trong học tập, thực hiện tốt CVĐ “hai không”, đồng thời, nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa vừa giúp các em phát triển năng khiếu, sở trường, vừa tạo được môi trường học tập thú vị, bổ ích.

Ngành GD&ĐT: Ủng hộ, hỗ trợ 445 triệu đồng cho giáo viên, 27.889 bộ quần áo cho học sinh

(HBĐT) - Thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ giáo dục miền núi vùng sâu, vùng xa, 3 năm học gần đây, ngành GD&ĐT đã huy động nguồn xã hội hóa hỗ trợ làm nhà công vụ cho giáo viên với kinh phí trên 800 triệu đồng, hỗ trợ xây nhà cho giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn 100 triệu đồng. Đồng thời, toàn ngành quyên góp ủng hộ hỗ trợ trực tiếp cho giáo viên 445 triệu đồng, cấp sách giáo khoa, sách tham khảo và vở viết 65.359 quyển; mua sắm, cấp 2.440 đồ dùng học tập, 27.889 bộ quần áo, 50 xe đạp cho học sinh.

Ngày đầu tiên đi học

Từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 là thời điểm tựu trường của các bậc học. Trong số trẻ em đến trường, sẽ có nhiều trẻ lần đầu tiên rời khỏi sự chăm sóc của ba mẹ, tiếp xúc với môi trường mới. Vì thế chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ.

Gần 400 học sinh thi quốc gia môn “Bàn tính và số học trí tuệ U C MAS”

Cuộc thi học sinh giỏi quốc gia 2011 môn “Bàn tính và số học trí tuệ U C MAS” diễn ra mới đây tại Nhà Thi đấu quận Cầu Giấy, Hà Nội đã thu hút 363 học sinh giỏi nhất từ 41 trung tâm đào tạo U C MAS tại tất cả các tỉnh thành về tham dự.

Từ 2 HCV Olympic Hóa quốc gia đến suất học bổng 3,8 tỷ đồng

Giành 2 huy chương vàng Olympic quốc gia môn Hóa học, đoạt giải ba quốc gia môn Hóa học, nhận học bổng toàn phần Asean, tiếp đó Tôn Thị Mỹ Uyên lại giành học bổng Nanyang President Graduate Scholarship của Singgapore với trị giá 220.000 đô la Sing (khoảng 3,8 tỷ đồng).

Ngành GD&ĐT tỉnh: hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ khai giảng năm học mới 2011-2012

(HBĐT) - Ngày 9/8, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ khai giảng năm học mới 2011-2012. Cán bộ, chuyên viên, giáo viên phòng GD&ĐT huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc trong ngành tham dự lớp tập huấn đã được hướng dẫn chi tiết, cụ thể về nội dung, yêu cầu, trình tự tiến hành và các vấn đề khác liên quan đến buổi lễ khai giảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục