Với hình thức đào tạo bằng tín chỉ, bảng điểm của sinh viên sẽ được biểu hiện bằng các chữ cái (A, B, C, D) để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, chính bảng điểm có chữ này đã gây không ít phiền toái cho các sinh viên khi ra trường xin việc làm.

 

Không xin được việc chỉ vì bảng điểm

Các Thị Như Huệ, sinh viên K52 khoa Văn học (ĐH KHXH&NV- ĐH QGHN) cho biết: “Em tốt nghiệp được mấy tháng rồi nhưng nộp hồ sơ xin việc tại mấy nơi đều bị trả lại. Nhà tuyển dụng đưa ra lí do vì bảng điểm của em chỉ có điểm hệ 4 và điểm chữ A. B. C, D mà không có điểm hệ 10. Muốn được chấp nhận phải xin thêm một bảng điểm hệ 10.”

Cũng theo Huệ cho biết hiện nay lớp em có nhiều bạn ra trường đi xin việc bị trả hồ sơ do thiếu điểm hệ 10 trên bảng điểm khá nhiều. Để được các nhà tuyển dụng không ít bạn phải đến trường xin thêm tờ giấy xác nhận điểm hệ mười.

Nguyễn Văn Thuyên, sinh viên K52 Sư phạm Văn (ĐH QGHN) nêu thực tế:  “Nhà tuyển dụng yêu cầu trên bảng điểm phải có đầy đủ cả ba hệ điểm 10, 4 và hệ chữ nếu không họ sẽ không nhận hồ sơ. Bọn em buộc phải quay về trường để xin thêm một bảng điểm hệ 10 điểm nữa mới đủ bộ”.

Cùng cảnh như Huệ, Thuyên, nhiều sinh viên mới ra trường cũng cho biết, đi xin việc tại rất nhiều nơi đều bị trả lại hồ sơ. Các nhà tuyển dụng đều đưa ra lí do: Bảng điểm toàn chữ thì không biết được trình độ người dự tuyển ra sao.

Trong khi đó, cán bộ phòng đào tạo một số trường cho biết, việc thiết kế  bảng điểm như vậy theo đúng quy định về  tiểu chuẩn văn bằng của nhà nước. Trên bảng điểm chỉ ghi hai loại điểm, điểm hệ 4 và điểm hệ chữ mà không ghi điểm hệ 10. Các trường đều giải thích, trên bảng điểm đều có chú thích rõ ràng về cách quy điểm nên chỉ cần nhìn vào đó có thể đánh giá được chất lượng học tập của sinh viên.

Sinh viên vẫn bị làm khó

Mặc dù các trường giải thích như vậy nhưng trong thực tế, những sinh viên trực tiếp đi xin việc đều bị gây khó dễ.

Một số người làm công tác tuyển dụng nhân sự cho biết: “Lâu nay chúng tôi quen với cách làm với bảng điểm cũ (bảng điểm hệ 10) nên nhìn dễ. Bây giờ nhìn vào bảng điểm toàn thấy chữ cái A. B, C D nên chúng tôi lần mò kiểm tra lâu mới biết sinh viên này quá trình học như thế nào. Vì thế chúng tôi yêu cầu người nộp hồ sơ có bảng điểm có hệ chữ phải xin nhà trường bảng điểm hệ 10 để tiện cho việc đánh giá”.

Sự thực không ít sinh viên ra có bảng theo hình thức tín chỉ nhưng chưa có điểm hệ mười buộc phải xin một giấy xác nhận bảng điểm hệ 10 tránh tình trạng nhà tuyển dụng bắt bẻ.

Như vậy học theo mô hinh đào tạo của nước ngoài nên bảng điểm theo hệ chữ gây ra nhiều phiền toái cho không ít sinh viên tốt nghiệp.

Theo giảng viên Nguyễn Sơn Hà (ĐH Ngoại thương Hà Nội), vấn đề này không đáng lo lắng vì cả người tuyển dụng lẫn người học chưa quen cách tính điểm mới nên còn thấy băn khoăn. Do vậy các trường khi cấp bảng điểm nên có một cột bảng điểm hệ 10 thay vì chỉ có hệ 4 và hệ chữ như hiện nay để các nhà tuyển dụng quen dần với bảng điểm đánh giá bằng chữ.

Việc chuyển đổi hình thức đào từ niên chế sang tín chỉ là một bước đi thể hiện tính đúng đắn của Bộ GDĐT. Hình thức này buộc người học lẫn người dạy phải nhận thức lại mình để thay đổi cho phù hợp với yêu cầu mới của dạy và học trong thời toàn cầu hóa hội nhập quốc tế. Với cách học như vậy sinh viên phải tự tìm hiểu bài  trước khi lên giảng đường đối thoại với giảng viên còn giảng viên là  người chỉ đánh giá diễn giải những phần mà sinh viên chưa hiểu. Không có chuyện thầy đọc trò chép.

Học theo tín chỉ điểm tổng kết từng môn học được quy đổi  dựa trên cơ sở điểm hệ 10 sang điểm hệ 4, từ hệ 4 sang các chữ cái A, B, C, D.

 

                                                                           Theo LaoDong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các thế hệ học sinh trường Hoàng Văn Thụ hôm nay không ngừng tu dưỡng, trau dồi tri thức nối tiếp truyền thống các thế hệ đi trước. Ảnh: Văn Tưởng.
Giáo viên nhà trường kiểm tra thiết bị dạy học chuẩn bị cho năm học mới.

Theo chân hành trình thầy trò Nguyễn Ngọc Hải tại Thụy Điển

Từ Stockholm, đầu giờ chiều ngày 24/8, thầy Nguyễn Ngọc Hải tiếp tục chia sẻ với PV Dân trí: Hôm qua đoàn rất vui khi đại diện Đại sứ quán Việt Nam gọi điện hỏi thăm các em và ngỏ ý mời đoàn một buổi cơm vào tối thứ năm.

Hôm nay, bắt đầu xét tuyển NV2

Các trường ĐH, CĐ đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc nhận hồ sơ xét tuyển NV2. Theo thạc sĩ Huỳnh Tổ Hạp - Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Sài Gòn, năm nay trường tăng thêm ngành mới nên dự kiến số lượng thí sinh (TS) đông hơn năm 2010. Ước lượng ít nhất có đến 4 - 5 nhân viên tiếp nhận hồ sơ, 3 - 4 người nhập liệu hằng ngày và đưa lên website. PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết trường đã chuẩn bị sẵn lực lượng bổ sung làm công tác tiếp nhận và nhập liệu hồ sơ nếu có số lượng hồ sơ tăng hơn so với dự kiến.

Đưa giáo dục an toàn giao thông vào chính khóa

Theo kế hoạch giáo dục trật tự an toàn giao thông năm học 2011-2012 của Sở GD-ĐT TP.HCM, ở bậc trung học, giáo dục trật tự an toàn giao thông sẽ đưa vào giờ học chính khóa của bộ môn giáo dục công dân ở tất cả các khối lớp.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - 30 năm tiếp bước và trưởng thành

(HBĐT) - Cách đây 64 năm, giữa những năm tháng kháng chiến chống Pháp, ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh đã ra đời với cái tên đầy ý nghĩa: trường Lạc Long Quân. Đến năm 1951, trường được đổi tên thành Hoàng Văn Thụ.

514 ứng viên được đề nghị công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư

Chiều 23/8, tại Học viện CSND, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch HĐCDGSNN.

Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra công tác xét nguyện vọng 2

Kể từ ngày 25/8, các đại học, học viện, các trường đại học, trường cao đẳng sẽ bắt đầu thời hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 của thí sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục