Nghề may túi siêu thị đem lại thu nhập cho NLĐ Công ty may Minh Thành, thị trấn Bo (Kim Bôi).
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi hiện có 58.377 người trong độ tuổi lao động, trong đó có nhu cầu đào tạo nghề 23.395 người. Cơ cấu lao động được phân bổ trên hầu hết các lĩnh vực, nhưng trong đó lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm 80%. Với lực lượng lao động dồi dào như vậy nhưng chỉ có khoảng 18,4% lao động được đào tạo nghề. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Kim Bôi là một yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay.
Ông Bùi Văn Siện, cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Những năm trước đây, công tác đào tạo nghề của huyện còn nhiều hạn chế do thiếu cán bộ quản lý, giáo viên, kinh phí hỗ trợ cho công tác dạy nghề còn thấp... Tuy nhiên, những năm gần đây, công tác đào tạo nghề của huyện đã được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả. Thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Kim Bôi đã tham mưu cho UBND huyện điều tra, nắm bắt nhu cầu học nghề của từng xã, thị trấn, nhất là nắm bắt số học sinh vừa tốt nghiệp THPT; tích cực phối hợp với chính quyền tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ với từng ngành nghề phù hợp với trình độ văn hóa, điều kiện thực tế. Huyện chủ động ưu tiên dạy nghề cho lao động nông thôn, con em các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, giải quyết việc làm theo nhu cầu sử dụng lao động địa phương. Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, huyện đã chủ động phân loại đối tượng lao động, ngành nghề đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó, tranh thủ nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng có nhiều chính sách ưu đãi như: hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn, quan tâm đầu tư đến cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề... Với đặc thù lao động nông thôn có trình độ thấp, tập quán, tư tưởng lạc hậu, không quen với các kiến thức mới nên phương pháp truyền đạt, hướng dẫn được các lớp dạy nghề lựa chọn, áp dụng theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, học đến đâu thực hành đến đấy. Nhờ vậy, các học viên đã nắm bắt nhanh nội dung bài giảng. Thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, trong năm 2010, huyện đã mở được 50 lớp đào tạo nghề. Việc mở các lớp chuyển giao KHKT cho người dân cũng được thực hiện thường xuyên. Đến nay, Trạm KNKL huyện đã mở được 275 lớp cho 14.315 lượt người với các lớp học từ 3-5 ngày. Phòng NN&PTNT mở được 79 lớp với 6.720 lượt người... Riêng 6 tháng đầu năm 2011, Phòng LĐ-TB& XH huyện đã phối hợp với LĐLĐ tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Huyện đoàn Kim Bôi, Trung tâm Giới thiệu việc làm mở được 13 lớp đào tạo nghề cho 155 người. Với các lớp dạy nghề đa dạng như chăn nuôi, trồng trọt, điện dân dụng, hàn, sửa chữa máy nông nghiệp, mây - tre đan, sửa chữa xe máy, làm chổi chít... Ngoài cung cấp những kiến thức, kỹ năng mới còn giúp bà con có thêm thực tế về thị trường hiện nay.
Nhờ đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động địa phương đã hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Trong năm 2010, toàn huyện có 3.139 người được làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, 23 người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Theo đăng ký đào tạo nghề của Phòng LĐ-TB&XH với Trung tâm Dạy nghề huyện là 400 người, đến nay đã đạt được gần 20% kế hoạch năm. Qua khảo sát số lao động được giải quyết việc làm trong thời gian qua hầu hết đều có việc làm phù hợp, thu nhập ổn định từ 1,5-2 triệu đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Công ty CP Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn vừa trích quỹ phúc lợi 30 triệu đồng để xây dựng Quỹ Khuyến học Thủy điện Suối Nhạp. Nguồn quỹ này sẽ được thực hiện từ năm học 2011-2012. Cơ sở bình chọn trao thưởng khích lệ theo quy chế của Hội Khuyến học xã. Công ty Hoàng Sơn sẽ tổ chức trao thưởng vào dịp cuối năm tại Nhà máy Thủy điện Suối Nhạp.
Việc lấy bằng MBA được xem như là hành trang để phát triển sự nghiệp và nắm giữ những vị trí quản lý cấp cao trong tổ chức.
Tỷ lệ học sinh (HS) tốt nghiệp THPT cao đã trở thành tiêu chí của nhiều trường. Để được như vậy, nhiều HS yếu kém dễ bị đẩy ra khỏi trường bằng mọi giá.
Thấy học sinh âu yếm nhau trong sân trường, cô phụ trách tư vấn học đường gọi bạn nữ lên phòng làm việc. Khi ngồi trước học sinh, cô luống cuống chẳng biết nói gì nên buột miệng hỏi lại: “Các em làm vậy vì mục đích gì?”
(HBĐT) - Với 80% cán bộ cấp cơ sở có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, 80% cán bộ đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và 87% cán bộ cấp xã là đảng viên, huyện Yên Thủy hiện đang là một trong các địa phương có trình độ cán bộ cấp cơ sở cao nhất tỉnh.
Hôm nay 5/9, học sinh, sinh viên cả nước chính thức bước vào năm học mới 2011 - 2012. Trong đó, có hơn 3,75 triệu trẻ mầm non, hơn 15,1 triệu học sinh phổ thông, hơn 734 nghìn học sinh trung cấp và hơn 2,47 triệu sinh viên ĐH, CĐ.