Sau gần 1 tuần nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 3, trong khi các trường ngoài công lập phấn khởi” với số lượng hồ sơ đổ về nhiều hơn hẳn so với đợt 2 thì các trường công lập, nhất là các trường ĐH địa phương còn tuyển đợt này chỉ biết “kêu trời”.
Ngoài công lập hy vọng
Ông Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng cho biết trường xét tuyển 400 chỉ tiêu NV3 hệ ĐH và CĐ. Sau gần 1 tuần trường đã nhận được gần 200 hồ sơ. Trường ĐH Nguyễn Trãi đến thời điểm này đã nhận được số hồ sơ ĐKXT gần bằng 300 chỉ tiêu được giao. Ông Ngô Xuân Hà - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Thành Đô - bày tỏ hy vọng sẽ tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 3 này "vì tính đến thời điểm này trường chúng tôi đã nhận được 300 hồ sơ". Theo ông Hà thì đây là một sự “may mắn”. Trường ĐH Thành Tây có 400 chỉ tiêu ĐH và 120 chỉ tiêu CĐ NV3 và cũng đã nhận được hơn 400 hồ sơ tính đến ngày 26.9...
Vẫn còn nhiều nguyện vọng 3 cho thí sinh lựa chọn. Ảnh: kỳ anh |
Trong khi đó, tình hình ở một số trường đại học công lập lại không khả quan. Tính đến chiều 26.9, Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) mới nhận được 50 hồ sơ ĐKXT trên tổng số 500 chỉ tiêu NV3. Ông Hoàng Trọng Thi - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường dự đoán: “Chắc chắn năm nay trường sẽ thiếu nhiều chỉ tiêu vì đến lúc này, số lượng thí sinh đến nộp hồ sơ ĐKXT quá ít”. Ông Thi cũng chia sẻ: “tôi không nghĩ năm nay lại khó khăn như vậy”.
Một trường ĐH địa phương khác là Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) mới chỉ có... 1 - 2 hồ sơ. Ông Đỗ Tùng - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Hùng Vương cho biết: “Trường chỉ xét tuyển vài chục chỉ tiêu NV3 nhưng cũng là tuyển “cho vui” vì biết chắc là sẽ không có nguồn tuyển”.
Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy mới nhận được 5 - 6 hồ sơ. Đặc biệt, Trường ĐH Thái Nguyên năm nay còn tới 1.800 chỉ tiêu NV3 nhưng sau 6 ngày mới chỉ nhận được gần 100 bộ hồ sơ ĐKXT. Ông Phạm Văn Hùng - cán bộ tuyển sinh Trường ĐH Thái Nguyên nhận xét: “Đây có lẽ là năm tuyển sinh khó khăn nhất của nhiều trường chứ không riêng gì ĐH Thái Nguyên. Với ĐH Thái Nguyên, các ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin rất ít thí sinh nộp hồ sơ”.
Quy định công khai chưa phát huy hiệu quả
Một vấn đề nữa xuất hiện trong đợt 3 này là trong khi các thí sinh tiếp tục cuộc đua NV3, thì những hạn chế xuất hiện từ đợt 2 trong việc thực hiện quy định về công khai thông tin hồ sơ ĐKXT vẫn chưa được khắc phục. Có lẽ do đã đến giai đoạn kết thúc nên rất ít trường còn chịu khó cập nhật số lượng hồ sơ ĐKXT theo ngày cho TS. Hơn nữa, thống kê của các trường không thống nhất, chưa rõ ràng, phần lớn các trường vẫn chỉ liệt kê danh sách thí sinh theo thứ tự lần lượt căn cứ vào thời gian nộp chứ không phân chia cụ thể theo ngành, theo khối hay theo tổng điểm... Vì nếu không thạo phần mềm Excel, thí sinh sẽ phải thực hiện thủ công để xác định thứ tự theo ngành mình đăng ký.
Theo Báo LĐ
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 32 trường học, trong đó có 11 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 11 trường THCS và PTCS. Bám sát hướng dẫn của ngành về tinh thần của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, huyện đã thực hiện tốt tuyên truyền, triển khai sâu rộng tới cơ sở, các trường; có kế hoạch chi tiết để cụ thể hoá 5 nội dung chính của CVĐ; xây dựng các nhóm giải pháp nhằm đạt được kết qủa cao nhất.
“Bất ngờ và hoảng loạn” là cụm từ mà nhiều phụ huynh lớp 3E Trường tiểu học Thăng Long (Hà Nội) đã nói với nhau trong buổi họp phụ huynh bất thường kéo dài ba giờ rưỡi vào chiều tối 23-9, để bàn về dự định trường này chuyển học sinh đến học trong một căn nhà phố.
GS Hoàng Tụy được coi là nhà toán học khai sơn phá thạch mở đường cho một chuyên ngành toán học mới, là “cha đẻ của tối ưu toàn cục”.
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Kim Bôi có khoảng 70.000 thanh niên. Trong đó, thanh niên nông thôn chiếm hơn 60%. Tuy nhiên, thanh niên đã qua đào tạo nghề hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ khá thấp. Với lực lượng lao động này sẽ là thế mạnh, đồng thời cũng là gánh nặng xã hội nếu không được tận dụng. Chính vì vậy, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn được Kim Bôi xác định là hướng quan trọng góp phần XĐ-GN, ổn định cuộc sống cho người dân.
(HBĐT) - Năm học 2010- 2011 với chủ đề “Thanh niên trường học thi đua học tập, rèn luyện lập thành tích chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X” đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong ĐV- TN khối trường học. Qua mỗi phong trào hoạt động, tổ chức Đoàn ngày càng gần gũi với ĐV- TN, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho HS- SV phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của tuổi trẻ, rèn luyện và trưởng thành.
Theo quy định mới, sinh viên thuộc diện miễn giảm học phí phải đóng học phí cho trường, sau đó địa phương sẽ chi trả cha mẹ sinh viên. Tuy nhiên đến nay rất nhiều địa phương vẫn lúng túng, chưa triển khai thực hiện quy định này.