Trường tiểu học TT Mường Khến được đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện để các em học sinh thi đua học tốt.
(HBĐT) - Năm học 2011 – 2012 đã bắt đầu, việc chuẩn bị khẩn trương, chu đáo từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên và các giải pháp cơ bản khác đã được ngành GD-ĐT huyện Tân Lạc tạo điều kiện đảm bảo cho dạy và học trong năm học mới đạt kết quả cao.
Thầy giáo Trần Văn An, Trưởng phòng GD-ĐT huyện cho biết: Để chuẩn bị cho năm học 2011-2012 đạt kết quả cao, Phòng GD-ĐT huyện đã chỉ đạo các trường tập trung giáo viên để triển khai nhiệm vụ năm học mới 2011-2012. Qua đó, các trường đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên dọn vệ sinh trường lớp, kiểm tra, bổ sung trang - thiết bị dạy và học, tổ chức cho học sinh ôn tập, thi lại và xét lên lớp. Năm học này, toàn huyện có 74 trường học, trong đó có 25 trường mầm non, 25 trường tiểu học, 24 trường THCS, 1.527 cán bộ, giáo viên, 623 đảng viên. Bên cạnh đó, CB-GV còn được bồi dưỡng về chuyên môn thông qua các buổi thực hành, trao đổi, thảo luận về nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong những năm qua, với những chủ trương, định hướng mang tính chiến lược phát triển giáo dục, cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã vào cuộc, từ xây dựng các đề án đến xây dựng từng nghị quyết chuyên đề phù hợp với từng đặc điểm tình hình của mỗi xã – thị trấn để triển khai thực hiện. Theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 -2012, từ nguồn ngân sách của huyện, từ các chương trình mục tiêu, địa phương và các nguồn huy động hỗ trợ khác, tính từ năm 2008 đến nay, toàn huyện đã xây dựng 150 phòng học kiên cố, 107 nhà công vụ cho giáo viên. Kết thúc năm học 2010 – 2011, toàn huyện có 737 phòng học, trong đó, có 579 phòng kiên cố, 139 phòng bán kiên cố, 19 phòng tạm, 125 phòng ở của giáo viên, 14 phòng thư viện. Trong năm học mới này, huyện có 36 phòng học và 68 phòng công vụ được bàn giao và đưa vào sử dụng. Nhờ thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục, ý thức rõ vai trò của giáo dục tương lai con em cũng như trong phát triển kinh tế, các cấp, ngành và nhà trường không ngừng cố gắng đầu tư nâng cấp phòng học, mua sắm trang thiết bị theo hướng chuẩn, hiện đại, công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch được đầu tư.
Với những chủ trương kiên cố hóa trường lớp, xã hội hoá và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Qua đó đạt được những kết quả hết sức khả quan: 24/24 xã, thị trấn được công nhận duy trì kết quả đạt chuẩn PCGDTH-CMC, PCGDTHĐĐT và duy trì kết quả đạt chuẩn PCGDTHCS. Tính đến đầu năm học này, huyện 12 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và có xã Đông Lai, thị trấn Mường Khến đạt chuẩn phổ cập giáo dục mần non cho trẻ em 5 tuổi. Bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, chăm lo xây dựng chất lượng đội ngũ cũng được đầu tư. Công tác quản lý đã có những phát triển nhất định từ phòng giáo dục đến các trường học. Ngoài ra, việc thực hiện CVĐ "Hai không" bước đầu đem lại hiệu quả, trong quá trình tổ chức và thực hiện ngành cũng có chủ trương gắn với các CVĐ khác như: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", "Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm".
Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân với những bước đi vững chắc, chất lượng giáo dục của Tân Lạc trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể. Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì và giữ vững. Hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp học không ngừng tăng lên: Trong năm học qua, toàn huyện huy động được 100% trẻ mẫu giáo vào học lớp 1; ở bậc tiểu học tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt lệ 99,1%; số học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS đạt 99,15%. Bên cạnh chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn của huyện cũng đã có nhiều khởi sắc. Học sinh giỏi huyện - tỉnh - toàn quốc tăng cả số lượng và chất lượng ở các bậc học như 1 giải nhì khu vực giải toán trên máy tính cầm tay, 80 giải cấp tỉnh 80, 474 giải cấp huyện.
Cùng với chuẩn bị về cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng học sinh ở vùng sâu, cao học sinh dân tộc cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới của ngành GD-ĐT huyện. Để phát huy kết quả đạt được, toàn ngành phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, tiếp tục làm tốt xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi trường học tập thân thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.
Lưu Kỳ
(HBĐT) - Ngày 10/10, tại trường THCS Hữu Nghị (TPHB), Hội đồng Đội thành phố Hòa Bình đã tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh và sáng tác thông điệp về bạo lực học đường. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, Thành Đoàn, Phòng GD&ĐT thành phố cùng 35 thầy, cô giáo tổng phụ trách Đội và trên 400 em học sinh đang học tập, sinh hoạt tại trường THCS Hữu Nghị và các trường trên địa bàn thành phố.
Dù Bộ GD-ĐT đã chấp nhận hạ chuẩn, nhưng đến năm thứ hai triển khai đề án dạy ngoại ngữ bậc tiểu học, các trường vẫn không tìm đâu ra giáo viên, nhất là giáo viên đạt trình độ B2, có nghiệp vụ sư phạm và khả năng gắn bó lâu dài với nghề.
Để con được tiếp xúc với lối sống của người Tây, được học tiếng Anh từ nhỏ, không ít phụ huynh đã mạnh tay chi 2 triệu đồng một ngày cho con học trường mầm non quốc tế.
Hiện nay, tại sông Đắk Blô đoạn chảy qua làng Đắk Đoát và Pen Sal (xã Đắk Pét, huyện Đắk Glei, Kon Tum) có hơn 30 máy đào đãi vàng, với hàng trăm người dân túc trực suốt ngày đêm để khai thác vàng, gây nên cảnh tượng náo loạn cả một vùng.
Nhiều bất hợp lý trong việc thu học phí khiến các trường ĐH công lập được Bộ GD-ĐT cho phép tự chủ tài chính cảm thấy hết sức khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo cũng như quyền lợi của người học.
Liên quan tình trạng bát nháo các chương trình đào tạo quốc tế, ông Nguyễn Xuân Vang - cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT - cho biết: cục sẽ chuyển thanh tra Bộ GD-ĐT để kiểm tra tất cả chương trình Tuổi Trẻ đã nêu, kể cả chương trình liên kết đào tạo của Trường ĐH Trà Vinh.