Để con được tiếp xúc với lối sống của người Tây, được học tiếng Anh từ nhỏ, không ít phụ huynh đã mạnh tay chi 2 triệu đồng một ngày cho con học trường mầm non quốc tế.
Học phí một ngày gần 2 triệu đồng
Gần đây, hệ thống các trường quốc tế tại Việt Nam ngày càng được mở rộng với những trường có tới 5 - 6 cơ sở và đủ mọi cấp học từ mầm non đến trung học. Cùng với sự phát triển của hệ thống trường này, mức học phí của các cơ sở đào tạo này cũng không ngừng tăng theo từng năm học. Theo đó, mức học phí các trường quốc tế trong năm học 2011 - 2012 này phổ biến ở mức 120 triệu - 300 triệu đồng một năm.
Là một trong hai trường “quốc tế xịn” với hệ thống trường từ mầm non đến THPT, trường Unis có mức học phí cao nhất cả nước. Học phí bậc mầm non của trường này một năm là 150 triệu đồng với trẻ lớp nhỏ và 300 triệu đồng với trẻ lớp mẫu giáo. Mức học phí này tính cho một năm với hơn 160 ngày học. Như vậy, tính trung bình, mỗi phụ huynh chi cho con học trường này khoảng 1,2 - 2 triệu đồng một ngày.
Ngoài ra, học sinh khi vào học phải nộp hai khoản tiền bắt buộc là tiền nhập học 15 triệu đồng (750 usd) và tiền phát triển trường 40 triệu đồng (2.000 usd/) một năm.
Một số trường quốc tế hạng thứ ở Hà Nội như: Moring star, Kinder Garten, Kinder World Hà Nội cũng có mức học phí khá "khủng".
Tại trường Morning star, học phí cho trẻ 18 tháng - 2,5 tuổi là 124 triệu đồng/năm (6200 usd/ năm), lớp 2,5 - 5 tuổi là 130 triệu đồng/năm (6.545 usd/ năm), lớp 5 - 6 tuổi khoảng 140 triệu đồng/năm (7.012 usd/năm). Mức học phí này chưa bao gồm tiền ăn. Khi học sinh bắt đầu nhập học phải nộp một khoản phí bắt buộc là 1,2 triệu đồng (600 usd)
Điều đáng nói là số ngày nghỉ của trường này chiếm đến một nửa số ngày trong năm. Theo đó, một năm trường này chỉ học 181 ngày học, số ngày còn lại của năm là nghỉ đông, nghỉ thu, nghỉ xuân, nghỉ tết. Trong đó, tháng nghỉ học nhiều nhất là tháng 10, 11, 12.
Ngoài ra, nhà trường quy định giờ trả học sinh chỉ đến 16h và không nhận trông ngoài giờ. Đây là một điều bất cập đối với phụ huynh người Việt Nam.
Tương tự, trường mầm non quốc tế Kinder Garten cũng có mức học phí từ hơn 150 triệu đến gần 200 triệu đồng một năm. Giờ trả trẻ của trường là 15h30 - 16h. Ngoài giờ này, nhà trường nhận giữ trẻ ngoài giờ đến 17h với mức phí 220.000 đồng một giờ.
"Không nên biến con mình thành Tây lai"
Bất chấp mức học phí cao ngất ngưởng, nhiều phụ huynh vẫn theo đuổi cho con vào học trường quốc tế với mục đích được làm quen với phương pháp giáo dục của Tây và nhất là được học tiếng Anh từ bé. Tuy nhiên, theo một số phụ huynh đã từng cho con học trường quốc tế và các chuyên gia giáo dục, sự đầu tư quá sớm của các phụ huynh rất tốn kém không cần thiết.
Năm học này, chị Nguyễn Thị Hương, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội đã chuyển cậu con trai 4 tuổi về học ở trường tư thục gần nhà sau một năm theo học ở trường quốc tế.
Chị Hương cho biết, tính tất cả các khoản: học phí, tiền ăn, tiền trông ngoài giờ và các phụ phí của con chị trong năm học vừa qua hết hơn 200 triệu đồng. Mức chi phí này là quá lớn đối với lương công chức của hai vợ chồng.
Ngoài gánh nặng học phí, chị Hương còn chia sẻ lo ngại về cách phát âm tiếng Việt của con sau một năm học trường Tây và một số cử chỉ không phù hợp với lối sống của người Việt. Chị Hương tâm sự: “Điều tôi muốn khi gửi con vào học trường quốc tế là muốn cháu làm quen với cách sống tự lập của người tây và được tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ. Nhưng sau một thời gian tôi thấy lo ngại vì cháu có những biểu hiện không thích nói tiếng Việt và từ chối những cử chỉ quan tâm của người thân. Do đó, tôi quyết định chuyển cháu về học trường nhà cho đến khi cháu đi học tiểu học”.
Theo chị Hà, giáo viên nhiều năm dạy trường quốc tế ở Hà Nội, mức thu học phí của các trường mác quốc tế hiện này khá cao so với mức chi thực tế của các trường. Giáo trình và đội ngũ giáo viên cũng còn nhiều bất cập.
“Nhiều trường quốc tế có hệ thống giáo trình cũng như đội ngũ giáo viên rất tốt nhưng có trường còn khá lộn xộn: giáo trình cóp nhặt, dùng tây ba lô làm giáo viên…Trong khi đó, mức học phí cao ngất ngưởng khiến không ít phụ huynh lầm tưởng”, chị Hà chia sẻ.
Theo đó, chị Hà khuyên các phụ huynh ưa chuộng trường quốc tế cần phải tìm hiểu kỹ trước khi cho con vào học.
Trao đổi với Đất Việt, giáo sư Nguyễn Quốc Hùng không đồng tình với trào lưu cho con học trường quốc tế của một số phụ huynh. Ông cho rằng lứa tuổi trẻ học mầm non đang phải tiếp thu các lối sống của cộng đồng người Việt nên nếu tiếp xúc với môi trường giáo dục của Tây quá sớm sẽ biến trẻ thành một Tây lai sống giữa đất nước của chính mình. Hơn nữa, việc học ngoại ngữ với trẻ bậc mầm non là quá sớm.
“Những phụ huynh cho con học trường quốc tế để biến con mình thành một Tây lai trong tương lai là việc hoàn toàn không nên làm. Những đứa trẻ người Việt Nam cần được giáo dục, đào tạo chúng thành người Việt để phục vụ, công hiến cho đất nước. Tiếng Anh chỉ là một ngoại ngữ và nên bắt đầu học từ cấp tiểu học, thậm chí cấp trung học vẫn chưa muộn”, ông Hùng nói.
Theo HaNoiMoi
Viện thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa cho biết thế giới cần thêm ít nhất 2 triệu giáo viên để đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015. Theo tổ chức này, có tới 112 nước hiện đang thiếu giáo viên.
Dù thời hạn xét tuyển NV3 còn 3 ngày nữa mới khóa sổ nhưng nhiều trường, nhất là các trường đại học địa phương đang lao đao vì thiếu người học trầm trọng. Có trường cần đến gần 1.800 chỉ tiêu nhưng chỉ nhận được 140 hồ sơ, có những ngành cần hơn 100 chỉ tiêu nhưng vỏn vẹn vài ba hồ sơ đăng ký. Như vậy kỳ tuyển sinh năm nay khép lại với hàng loạt vấn đề phức tạp và liệu sẽ tái diễn ở kỳ tuyển sinh “3 chung” năm 2012?
Hàng loạt cơ sở đào tạo tuyển sinh các chương trình CĐ, ĐH và sau ĐH sai quy định. Nhiều chương trình tuyển sinh liên kết chui, chưa được cấp phép. Không ít chương trình có phép nhưng lại tuyển sinh vượt quá quy định.
Nhân dịp “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” từ ngày 2 - 8/10/2011, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã triển lãm một số hình ảnh tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục.
Cùng là công lập nhưng có nhiều trường ĐH hiện thu học phí (HP) rất cao khiến sinh viên (SV) ngỡ ngàng, người trong ngành thắc mắc.
(HBĐT) - Được thành lập từ năm học 2005 – 2006, còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng học sinh không đều…nhưng trường THCS Nguyễn Tất Thành đã, đang nỗ lực không ngừng để vượt mọi khó khăn xây dựng nhà trường từng bước trở thành trung tâm chất lượng cao của bậc giáo dục THCS huyện Mai Châu.