Ngày 10-10, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo Điều lệ ban đại diện cha mẹ HS để lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân nhằm thay thế cho bản điều lệ đã ban hành năm 2008.
Dự thảo Điều lệ gồm 4 chương với 14 điều, quy định rõ nguyên tắc tổ chức ban đại diện cha mẹ HS; nhiệm vụ, quyền hạn của ban đại diện cha mẹ HS lớp/trường; trách nhiệm và quyền của cha mẹ HS; kinh phí hoạt động; trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc thực hiện các nội dung của điều lệ…
Điểm mới thu hút sự quan tâm của dư luận là "không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ HS" được nêu tại điểm 4, Điều 10 của dự thảo. Việc quản lý và sử dụng kinh phí của ban đại diện cha mẹ HS phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ HS lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ HS trường
Theo HaNoiMo
Để con được tiếp xúc với lối sống của người Tây, được học tiếng Anh từ nhỏ, không ít phụ huynh đã mạnh tay chi 2 triệu đồng một ngày cho con học trường mầm non quốc tế.
Hiện nay, tại sông Đắk Blô đoạn chảy qua làng Đắk Đoát và Pen Sal (xã Đắk Pét, huyện Đắk Glei, Kon Tum) có hơn 30 máy đào đãi vàng, với hàng trăm người dân túc trực suốt ngày đêm để khai thác vàng, gây nên cảnh tượng náo loạn cả một vùng.
Nhiều bất hợp lý trong việc thu học phí khiến các trường ĐH công lập được Bộ GD-ĐT cho phép tự chủ tài chính cảm thấy hết sức khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo cũng như quyền lợi của người học.
Liên quan tình trạng bát nháo các chương trình đào tạo quốc tế, ông Nguyễn Xuân Vang - cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT - cho biết: cục sẽ chuyển thanh tra Bộ GD-ĐT để kiểm tra tất cả chương trình Tuổi Trẻ đã nêu, kể cả chương trình liên kết đào tạo của Trường ĐH Trà Vinh.
Không tìm được chỗ dạy hoặc phải làm nghề trái tay, nhiều cử nhân sư phạm bị mai một kiến thức và rơi vào vòng luẩn quẩn: Càng bị “lụt nghề” càng thất nghiệp triền miên
Viện thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa cho biết thế giới cần thêm ít nhất 2 triệu giáo viên để đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015. Theo tổ chức này, có tới 112 nước hiện đang thiếu giáo viên.