Mới 21 tuổi nhưng đang theo học chương trình Thạc sĩ chuyên ngành CNTT, mơ ước trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam, Lý Tùng Nam đang đi ngược lại những “định kiến” về 9X của nhiều người hiện nay.

Ngay từ khi học lớp 11, khi mà nhiều bạn cùng tuổi còn đang ham chơi hơn ham học thì Nam đã dần dần định hướng cho con đường sắp tới của mình: “Mình có thể ngồi hàng giờ chỉ đề nghịch ngợm, mày mò hết các thứ linh tinh trên máy tính nên mình nghĩ chắc CNTT là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với mình. Đầu năm lớp 11, bài vở chưa nhiều, thời gian khá rảnh rỗi nên mình hay “lang thang” trên mạng tìm hiểu về các chương trình đào tạo CNTT của các trường ĐH cả trong nước và quốc tế.”

Lựa chọn đi đường tắt

Đại học luôn là đích đến của hầu hết tất cả các bạn học sinh lớp 12. Và Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, Nam lại quyết định chọn một con đường tắt để đi đến đích.

Nam chia sẻ: “Bố mẹ mình khá khắt khe trong việc lựa chọn trường và rất muốn mình theo học các trường hệ Chính quy. Không muốn trái lời nên mình vẫn học ôn thi tốt nghiệp và ôn thi vào Đại học như bình thường. Và sau kỳ thi, mình đã nhận được giấy thông báo trúng tuyển của Đại học Giao thông vận tải.”

Không ít người nghĩ rằng chỉ khi nào không đỗ đại học trong nước thì mới đi du học hoặc tham gia học các chương trình du học tại chỗ ở Việt Nam. Thế nhưng, Nam lại suy nghĩ hoàn toàn khác: “Tình cờ qua một người bạn đang học tại trường ĐH FPT mà mình biết là Trường ĐH FPT và ĐH Greenwich của Anh có liên kết đào tạo chuyên ngành CNTT với nhau trong chương trình Cử nhân Top-up. Lúc đó mình nghĩ nếu theo học ĐH Giao thông vận tải sẽ phải mất 4,5 năm để tốt nghiệp, còn nếu học theo chương trình Cử nhân Top-up thì chỉ sẽ phải mất 3 năm. Đặc biệt, theo học Cử nhân Top-up thì bằng mình nhận được là bằng của nước Anh và có giá trị trên toàn thế giới. Cân đo đong đếm mãi cuối cùng mình cũng lựa chọn con đường Cử nhân Top-up. Và rất may mắn là mình cũng thuyết phục được bố mẹ về quyết định này”.

Lý Tùng Nam (bên phải) trong lễ tốt nghiệp và trao bằng của chương trình Cử nhân Top-up.

“Theo học Cử nhân Top-up, mình vừa là sinh viên của Trường ĐH FPT, vừa là sinh viên của ĐH Greenwich, điều này làm mình rất tự hào. Đi đến đâu mình cũng “khoe” được là sinh viên của hai trường để đến nỗi bị bạn bè trêu chọc “Thôi biết rồi, khổ lắm nói mãi. Đúng là họ nhà Cóc”. (Linh vật của trường ĐH FPT là Cóc nên mỗi sinh viên trường ĐH FPT đều được ví như là một chú cóc)

Ước mơ trở thành Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam

Chuẩn bị hành trang cho mình từ rất sớm, vì vậy ở tuổi 21, khi các bạn còn đang học năm thứ 3, thứ 4 đại học thì Nam đã “ung dung” hoàn tất chương trình Cử nhân Top-up và cầm trong tay tấm bằng Đại học, đồng thời tiếp tục sự nghiệp học tập của mình với chương trình Thạc sĩ chuyên ngành CNTT.

“Thời gian học Đại học theo chương trình Cử nhân Top-up của mình chỉ có 3 năm nhưng không phải vì thế mà kiến thức mình thu được ít hơn các bạn học 4, 5 năm. Tất cả học liệu, giáo trình, bài giảng  đều bằng tiếng Anh, cộng thêm việc được học cùng các bạn quốc tế đã giúp vốn tiếng Anh của mình khá lên rất nhiều so với trước khi vào trường. Ngoài ra, tiếp xúc với các bạn sinh viên quốc tế đã giúp mình biết thêm về văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Giờ đây mình đã có thể nấu được món thịt bò nướng suya, món ăn truyền thống của người Nigeria mà một người bạn Nigeria đã dạy mình rồi đấy”.

Với thành tích học tập như vậy nhưng Nam hoàn toàn không phải là một “con mọt sách” chỉ biết học, học và học. Tuy việc học khá bận rộn nhưng Nam vẫn tham gia thường xuyên vào các hoạt động thể thao, vui chơi cùng bạn bè như bóng đá, bóng bàn, bi-a, rồi “trà chanh chém gió”… Đặc biệt, cậu bạn này còn là hội viên tích cực của rất nhiều CLB tại trường ĐH FPT như CLB cờ vua, CLB guitar, CLB Hiphop…

Nam hồ hởi chia sẻ về dự định tiếp theo của mình: “Sang năm, mình sẽ cố gắng có được bằng Thạc sĩ, sau đó sẽ đi làm, tích lũy kinh nghiệm và tiếp tục học lên Tiến sĩ. Hy vọng mình sẽ trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam” (cười)

Thử tra Google gõ từ khóa “thế hệ 9X” chúng ta sẽ bắt gặp vô vàn những cụm từ như “9X lộ hàng”, “9X nổi loạn”… Nếu chỉ qua đó thì không ít người sẽ có ngay một cái nhìn không mấy thiện cảm về các bạn 9X. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều bạn trẻ 9X khác với những ước mơ đầy nhiệt huyết, như Nam với ước mơ trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam, thì chúng ta sẽ cần phải có một cái nhìn hoàn toàn khác về “thế hệ tương lai” của đất nước.

 

                                                                             Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Màn trình diễn tốp ca
Quang cảnh Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội.
Không có hình ảnh

Xu hướng đầu tư tri thức của những doanh nhân hiện đại

Đối với các doanh nhân, các nhà quản lý, thời gian còn quý hơn vàng. Trong khi đó áp lực công việc đòi hỏi họ phải nỗ lực không ngừng học tập trau dồi các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới.

Đóng cửa trường kém chất lượng: Thời cơ đã đến?

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 đã khép lại với sự thất bại “ê chề” của các trường ngoài công lập. Mặc dù không ít trường đã mạnh dạn đầu tư với số tiền “khủng” để thu hút thí sinh nhưng kết quả vẫn không mấy khả thi.

Nam Định không tuyển SV trường ngoài công lập

Ở ngay khâu sàng lọc hồ sơ, hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh Nam Định đã gạt ra những ứng viên tốt nghiệp tại các trường đại học dân lập hoặc tư thục và ứng viên học ngành đào tạo không phù hợp.

Không được hành nghề nếu bằng không có chữ “chuyên tu”

Một cựu sinh viên học hệ tập trung 4 năm (trước năm 2009 là hệ chuyên tu - PV), khóa 2005 - 2010, trường ĐH Y Dược TP.HCM, phản ánh: “Nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ghi “hệ tập trung 4 năm” nhưng đến khi sử dụng để xin giấy phép thành lập nhà thuốc thì Sở Y tế TP.HCM cho biết chỉ cấp phép với bằng chuyên tu”.

Học sinh ít vận động

Mỗi ngày ngồi trong lớp 8-10 tiết, chưa kể giờ học thêm khiến quỹ thời gian vận động của học sinh bị thu hẹp. Trường sở chật chội, lớp học đông cũng khiến các em không có chỗ chạy nhảy, vui chơi.

Cần cải tiến thi “3 chung”

Mùa tuyển sinh 2011 vừa qua, không ít trường đại học cả công lập và dân lập lao đao vì thiếu thí sinh và phải tạm thời đóng cửa nhiều ngành học. Trước thực trạng trên, lãnh đạo nhiều trường đều kiến nghị cải tiến “3 chung”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục