Nhiều trường của huyện Tân Lạc được đầu tư trang bị phòng máy tính phục vụ tốt cho việc học tập của học sinh. Trong ảnh:?Một giờ học tin của học sinh trường tiểu học thị trấn Mường Khến.

Nhiều trường của huyện Tân Lạc được đầu tư trang bị phòng máy tính phục vụ tốt cho việc học tập của học sinh. Trong ảnh:?Một giờ học tin của học sinh trường tiểu học thị trấn Mường Khến.

(HBĐT) - Nhớ lại thời mới tái lập tỉnh, cả huyện Tân Lạc chỉ có 24 trường phổ thông cơ sở, 1 trường THPT. Giáo viên ở vùng lòng hồ, vùng cao Bắc Sơn, Nam Sơn, Lũng Vân ít có điều kiện để học hỏi nâng cao trình độ; điều kiện học tập của các em học sinh cũng không khá gì hơn. Nhưng hôm nay, giáo dục Mường Bi đang có thế đi lên vững vàng.

 

Đồng chí Trần Văn An, Trưởng phòng GD&ĐT chia sẻ: Hiện nay, toàn ngành có 74 trường mầm non, tiểu học, THCS; chưa kể 4 trường THPT, 1 trường PTDTNT huyện, 1 TTGDTX và 24 TTHTCĐ. Bằng nhiều nguồn khác nhau chương trình mục tiêu quốc gia, đề án kiên cố hoá, Chương trình 135 và từ xã hội hoá GD, hiện nay, 100% số xã đều có phòng học cao tầng; trường lớp xanh - sạch - đẹp. Các trường thuộc Phòng quản lý có 579 phòng học kiên cố, chiếm 78,5% (139 phòng học cấp 4). 11 trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay, 3 trường khác đang chuẩn bị được công nhận vào cuối năm 2011. Các điều  kiện về trang thiết bị giảng dạy và học tập được quan tâm thiết thực: 100% số trường đã được trang bị máy tính, kết nối mạng Internet, 15 phòng học tin học đã được lắp đặt cho các trường, 17 trường THCS được trang bị máy chiếu... Cùng với sự thay đổi đáng kể về cơ sở vật chất, trường lớp, Tân Lạc cũng đã có sự “lột xác” về sự phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ, giáo viên toàn ngành. Trong thời gian qua, ngành đã hướng tới  xây dựng đội ngũ theo phương châm “vừa hồng, vừa chuyên”. Ngành đã có giải pháp đồng bộ trong xây dựng đội ngũ nhà giáo; khơi được sức  phấn đấu của mỗi người vì sự nghiệp “trồng người”. Hiện nay, toàn ngành có 1.549 cán bộ, giáo viên. Trong đó, số đảng viên trong toàn ngành có 678 người, 23% giáo viên trong toàn ngành có trình độ trên chuẩn, trong đó, đối với THCS, tỷ lệ này đạt 25%. Năm học vừa qua, huyện có 349 giáo viên mầm non, tiểu học, THCS đoạt giải dạy giỏi cấp huyện và 41 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.  Có được sự quan tâm, đầu tư của các cấp uỷ, chính quyền và ngành hữu quan, nhất là sự vươn lên của toàn ngành, sự nghiệp giáo dục Tân Lạc đang có sự tiến bộ về nhiều mặt. Trong phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều nhân tố điển hình. Trước đây, từng có xã Ngổ Luông anh hùng lao động về công tác giáo dục, Tân Lạc cũng đã có nhiều xã, trường có chất lượng cao về giáo dục. Trường THCS Kim Đồng (thị trấn Mường Khến) đi đầu trong chất lượng giáo dục mũi nhọn, từng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba; trường tiểu học Phú Vinh ở xã 135 trở thành trường chuẩn quốc gia. Nhiều năm gần đây, trường tiểu học, THCS Bắc Sơn đều có học sinh giỏi cấp tỉnh. THCS Phú Cường đang tiếp tục giữ vững được chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn, có nhiều cơ hội để trở thành trường chuẩn quốc gia. Năm học 2010-2011, do có các “đầu tàu” đó, tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh và khu vực của toàn quốc, học sinh Tân Lạc đã đoạt nhiều giải khá ấn tượng. Toàn huyện có 424 học sinh tiểu học, THCS là học sinh giỏi cấp huyện và 260 học sinh đạt giải giỏi cấp tỉnh các môn văn hoá, giải toán trên máy tính cầm tay. Trong đó có 1 học sinh của trường THCS Đông Lai đạt giải nhì cấp khu vực của toàn quốc nội dung giải toán trên máy tính cầm tay.

 

Nhiều năm gần đây, giáo dục Mường Bi luôn đứng trong tốp đầu 11 huyện, thành phố của tỉnh. Năm học 2007-2008, Tân Lạc được xếp lá cờ đầu khối các phòng GD&ĐT huyện, thành phố; nhiều năm sau đó luôn được xếp thứ 2, thứ 3 toàn tỉnh.

 

                                                                  Văn Tưởng

Các tin khác

Hội viên Hội Cựu giáo chức tỉnh giao lưu văn nghệ chào mừng buổi gặp mặt.
Giờ thực hành Sinh học của SV ĐH KHTN (ĐHQG Hà Nội).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đại gia đình có 30 người theo nghề dạy học

Đó là gia đình ông Nguyễn Thanh Tám ở ấp Quí Chánh, xã Nhị Quí, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Gia đình “Thầy giáo Tám” có đến 30 người đã từng theo nghề dạy học.

Khai mạc hội khoẻ Phù Đổng huyện Tân Lạc lần thứ V - năm 2011

(HBĐT) - Ngày 9/11, tại sân vận động huyện Tân Lạc đã diễn ra lễ khai mạc Hội khoẻ Phù Đổng (HKPĐ) huyện lần thứ V năm 2011, với chương trình diễu hành và rước đuốc truyền thống, biểu dương lực lượng của tất cả các trường học trong huyện, màn đồng diễn của học sinh các trường THCS Kim Đồng, Lớp võ sinh karatedo và trường THPT Tân lạc.

Bộ GD-ĐT rà soát khẩn cán bộ công chức

Bộ GD-ĐT vừa có công văn khẩn gửi các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ về việc rà soát, xác định những người là công chức. Việc báo cáo phải được thực hiện trước ngày 15/11 để báo cáo Bộ Nội vụ.

Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần có điều kiện và lộ trình

Góp ý Dự thảo luật giáo dục đại học, PGS.TS. Lê Kim Hùng, hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, cho rằng để thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần có điều kiện và lộ trình.

Giảng viên 29 tuổi là phó giáo sư trẻ nhất năm nay

Giảng viên Phạm Hoàng Hiệp, chuyên ngành toán (ĐH Sư phạm Hà Nội) là người trẻ nhất vừa được công nhận chức danh phó giáo sư (PGS) trong số 374 người. Đồng nghiệp với anh, Nguyễn Quang Diệu, ở tuổi 37, cũng trở thành người trẻ nhất trong số 34 nhà giáo trở thành GS từ năm 2011.

Thế nào là một chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng?

Dù là bất cứ một chương trình đào tạo nào, đặc biệt là của một tổ chức giáo dục nước ngoài, thì việc tìm hiểu đầy đủ thông tin để lựa chọn một chương trình chất lượng và được công nhận trong số hàng trăm lựa chọn luôn vô cùng cần thiết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục