Dù là bất cứ một chương trình đào tạo nào, đặc biệt là của một tổ chức giáo dục nước ngoài, thì việc tìm hiểu đầy đủ thông tin để lựa chọn một chương trình chất lượng và được công nhận trong số hàng trăm lựa chọn luôn vô cùng cần thiết.

 

Hiện nay các chương trình đào tạo quốc tế tại Việt Nam rất đa dạng, phong phú ở nhiều bậc học, thông qua nhiều hình thức đào tạo trực tiếp, liên kết, trực tuyến... và nhiều hình thức văn bằng như nước ngoài cấp bằng, đồng cấp bằng. Chưa bao giờ trong thị trường giáo dục Việt Nam, các chương trình giáo dục, đào tạo với nước ngoài lại nhiều và phức tạp đến như vậy. Dù với bất cứ một chương trình đào tạo nào, thì việc tìm hiểu đầy đủ thông tin để lựa chọn một chương trình chất lượng và được công nhận trong số hàng trăm lựa chọn luôn vô cùng cần thiết.

 

Thông tin chuẩn từ đâu?

 

Để tìm hiểu chính xác thông tin về chương trình mình quan tâm, bạn cần tìm hiểu qua các cơ quan chức năng quản lý giáo dục của Việt Nam cũng như các cơ quan quản lý giáo dục nước ngoài:

 

1. Để biết chương trình đào tạo đó đảm bảo chất lượng hay không, chương trình đào tạo đó đã được Kiểm định Chất lượng hay chưa, bạn cần tìm hiểu qua bộ phận phụ trách văn hóa, giáo dục trực thuộc các sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, ví dụ như Trung tâm Tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ (ĐSQ Hoa Kỳ). Cơ quan này luôn cung cấp thông tin chính xác và khách quan về hệ thống giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục tại Hoa Kỳ: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/educationusa.html

 

2. Tìm hiểu qua các cơ quan chức năng quản lý Giáo dục của Việt Nam: Thông qua Cục Đào tạo với Nước ngoài (Bộ GD-ĐT), bạn sẽ biết được một chương trình đào tạo quốc tế có được phép hoạt động tại Việt Nam hay không, chương trình được phép đào tạo bậc học nào. Ngoài ra, bạn còn biết được nội dung đào tạo; ngôn ngữ giảng dạy...

 

Ngoài việc được công nhận tại nước sở tại, người học cũng nên tìm hiểu xem văn bằng và chương trình đào tạo quốc tế này có được Bộ GD-ĐT công nhận tại Việt Nam hay không. Hiện nay, việc công nhận Văn bằng của các cơ sở đào tạo nước ngoài đều tuân thủ quyết định 77/2007/QĐ - Bộ GDĐT về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: http://csdl.thutuchanhchinh.vn. Theo qui định này, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (KT&KĐCLGD) thuộc Bộ GD-ĐT có nhiệm vụ kiểm tra cơ sở đào tạo nước ngoài, thẩm định chương trình đào tạo, và công nhận văn bằng cho người sở hữu văn bằng đã theo học tại các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài.

 

Văn bằng nào đảm bảo?

 
Theo các qui định tại quyết định 77/2007/QĐ – BGDĐT, Cục KT&KĐCLGD sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng, từ yêu cầu nhập học, nội dung đào tạo, cách đánh gia kiểm tra, trình độ giảng viên... đến khả năng ngoại ngữ thực tế của các học viên khi tham gia các chương trình này. Các chương trình không đáp ứng tiêu chuẩn Cục KT&KĐCLGD sẽ từ chối công nhận văn bằng. Các học viên tham gia chương trình đã được Cục KT&KĐCLGD thẩm tra, công nhận, sau khi tốt nghiệp, nộp đơn và văn bằng cho Cục KT&KĐCLGD sẽ được cấp giấy công nhận văn bằng theo mẫu dưới đây:
 

Mẫu công nhận văn bằng của Trường Đại học Nam Columbia

 

Văn bằng do cơ sở  giáo dục nước ngoài cấp sau khi được công nhận sẽ  là căn cứ xác nhận về trình độ đào tạo của người có văn bằng để làm việc hoặc tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Văn bản công nhận văn bằng có giá trị pháp lý để người có văn bằng sử dụng văn bằng phù hợp với qui định của luật pháp Việt Nam.

 

Hiện nay có khá nhiều người đã tiến hành làm các thủ tục công nhận Văn bằng với Cục KT&KĐCLGD, song cũng rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện để công nhận. Phần lớn trong số này rơi vào các trường hợp học tại chương trình chưa được Bộ GD-ĐT cấp phép hoạt động hay chưa được Cục KT&KĐCLGD thẩm tra vì vậy người học cần hết sức thận trọng khi tìm cho mình một chương trình phù hợp được công nhận.
 
Theo Dantri
 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục