Tại diễn đàn Phương pháp học tập và chia sẻ tài liệu do T.Ư Đoàn tổ chức ngày 10-11, nhiều ý kiến cho rằng, học thêm nhiều vô tình đẩy học sinh vào thế thụ động, thiếu sáng tạo.

Nên có phương pháp học chủ động là ý kiến nhiều học sinh đưa ra tại diễn đàn. Ảnh: Hải Yến
Nên có phương pháp học chủ động là ý kiến nhiều học sinh đưa ra tại diễn đàn. Ảnh: Hải Yến.

Thanh Huyền (lớp 10 D3, trường THPT Việt Đức, Hà Nội) cho biết nhiều bạn học bị áp lực, học quá khuya, thức dậy quá sớm nên khi đến lớp vừa buồn ngủ, vừa đói bụng, không tập trung nghe giảng. Có bạn học thêm tất cả các ngày trong tuần đến 9h tối, thậm chí mời gia sư về nhà dạy, không có thời gian tự học, vô tình tự đẩy mình vào phương pháp học thụ động, thiếu tính sáng tạo.

Theo Huyền, cần có kế hoạch tự học tập rõ ràng, sau giờ học căng thẳng có thể giải trí, thư giãn bằng đọc báo, cập nhật thông tin, kiến thức xã hội.

Chung suy nghĩ với Thanh Huyền, Đỗ Bảo Trân (lớp 11T2- THPT Việt Đức) nói, nhiều bạn đang mải mê học thêm mà quên đi hiệu quả của việc học trên lớp. Bảo Trân cho biết, đối với các môn tự nhiên, một tuần trung bình các bạn học thêm 6-7 ca, thậm chí 10 ca nhưng lại thụ động khi nghe giảng tại lớp, trong khi học sinh ở nhiều tỉnh xa Hà Nội ít học thêm mà điểm số thi ĐH rất cao, phần lớn thủ khoa ĐH là học sinh các tỉnh xa.

Cô gái xương thuỷ tinh Nguyễn Phương Anh có mặt tại diễn đàn là minh chứng cụ thể của việc hạn chế học thêm, tăng cường thời gian tự học. Hát tiếng Anh hay, nói chuẩn, Phương Anh đỗ vào lớp 10 trường THPT Việt Đức với số điểm cao.“Bé nhỏ, đi lại khó khăn, em tự học tại nhà qua phim ảnh, bài hát tiếng Anh và có kế hoạch học cụ thể cho từng môn”, Phương Anh nói.

Học nhóm

Trần Vương Cường (lớp 12 chuyên Tin, THPT Sơn Tây- Hà Nội) đưa ra 5 nguyên tắc để có kết quả học tốt. Cường chia 13 môn học thành 4 nhóm: Nhóm tự nhiên; nhóm xã hội; nhóm ngữ văn và tiếng Anh, nhóm thể dục-tin-công nghệ. Cường phân tích, với nhóm xã hội (Sử-Địa-Công dân) cần lắng nghe bài trên lớp và học theo ý gạch đầu dòng, tìm hứng thú học trong từng nhóm cụ thể sẽ có hiệu quả cao.

Để giúp học sinh khối THPT và sinh viên tìm câu trả lời "Làm thế nào để học tốt?", T.Ư Đoàn tổ chức diễn đàn Phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, chia sẻ tài liệu trong thanh niên, học sinh, sinh viên các khối THPT, ĐH, CĐ và trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Tại Hà Nội, ngày 14-11, có diễn đàn phương pháp học tập tại ĐH Giao thông Vận tải và Trung cấp nghề Hoa Sữa.

Để không khí học các môn xã hội sôi nổi, cởi mở, không còn tâm lý ngại và nhàm chán, nhiều bạn trẻ cho rằng cần tăng cường học nhóm. Việc học nhóm ở nhiều trường hiện nay diễn ra chưa hiệu quả do nhiều bạn sống cá nhân, ngại chia sẻ và thảo luận quan điểm của mình vì sợ sai, thậm chí chia bè phái trong nhóm.

Vấn đề này thực sự làm nóng diễn đàn, nhận được nhiều ý kiến từ học sinh, trong đó có ý kiến nói rằng, nhóm phải gồm những người có trình độ ngang nhau dễ thảo luận. Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức Nguyễn Quốc Bình nói: Phát triển học nhóm là hướng đi đúng trong đổi mới phương pháp dạy và học, nhưng cần tăng cường tính liên kết giữa các thành viên trong nhóm. Theo thầy hiệu trưởng, tại Đức, việc chia nhóm được giáo viên lựa chọn ngẫu nhiên, khác nhau về trình độ là cơ hội để thành viên trong nhóm chia sẻ, giúp đỡ nhau.

Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục- Đào tạo) khẳng định, học nhóm giúp học sinh chủ động và phát huy tính sáng tạo cũng như khả năng giao tiếp nên cần đẩy mạnh.

 

                                                          Theo Báo Tiền Phong

Các tin khác

Nhiều trường của huyện Tân Lạc được đầu tư trang bị phòng máy tính phục vụ tốt cho việc học tập của học sinh. Trong ảnh:?Một giờ học tin của học sinh trường tiểu học thị trấn Mường Khến.
Hội viên Hội Cựu giáo chức tỉnh giao lưu văn nghệ chào mừng buổi gặp mặt.
Giờ thực hành Sinh học của SV ĐH KHTN (ĐHQG Hà Nội).
Không có hình ảnh

Việt Nam lọt vào top 10 kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC khu vực Châu Á

Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC khu vực Châu Á vừa kết thúc tại Phuket, Thái Lan. 60 đội tuyển mạnh nhất đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore... đã cùng tranh tài.

Đại gia đình có 30 người theo nghề dạy học

Đó là gia đình ông Nguyễn Thanh Tám ở ấp Quí Chánh, xã Nhị Quí, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Gia đình “Thầy giáo Tám” có đến 30 người đã từng theo nghề dạy học.

Khai mạc hội khoẻ Phù Đổng huyện Tân Lạc lần thứ V - năm 2011

(HBĐT) - Ngày 9/11, tại sân vận động huyện Tân Lạc đã diễn ra lễ khai mạc Hội khoẻ Phù Đổng (HKPĐ) huyện lần thứ V năm 2011, với chương trình diễu hành và rước đuốc truyền thống, biểu dương lực lượng của tất cả các trường học trong huyện, màn đồng diễn của học sinh các trường THCS Kim Đồng, Lớp võ sinh karatedo và trường THPT Tân lạc.

Bộ GD-ĐT rà soát khẩn cán bộ công chức

Bộ GD-ĐT vừa có công văn khẩn gửi các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ về việc rà soát, xác định những người là công chức. Việc báo cáo phải được thực hiện trước ngày 15/11 để báo cáo Bộ Nội vụ.

Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần có điều kiện và lộ trình

Góp ý Dự thảo luật giáo dục đại học, PGS.TS. Lê Kim Hùng, hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, cho rằng để thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần có điều kiện và lộ trình.

Giảng viên 29 tuổi là phó giáo sư trẻ nhất năm nay

Giảng viên Phạm Hoàng Hiệp, chuyên ngành toán (ĐH Sư phạm Hà Nội) là người trẻ nhất vừa được công nhận chức danh phó giáo sư (PGS) trong số 374 người. Đồng nghiệp với anh, Nguyễn Quang Diệu, ở tuổi 37, cũng trở thành người trẻ nhất trong số 34 nhà giáo trở thành GS từ năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục