Nhiều sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc làm trong khi ngày càng nhiều giáo viên bỏ việc vì không đủ sống. Đây là một nghịch lý có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nguồn nhân lực ngành sư phạm.
Thu nhập 500.000 đồng/tháng
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện tại TP còn thiếu 24 cán bộ quản lý và 783 giáo viên. Thế nhưng do công việc quá tải, lương thấp, từ đầu năm học đến nay ngành giáo dục mầm non TP.HCM đã có 442 giáo viên, cán bộ xin nghỉ việc.
|
Tại Thanh Hóa, đúng ngày khai giảng năm học mới 2011-2012, gần 40 giáo viên ở một số trường mầm non công lập của huyện miền núi Như Thanh nghỉ việc. Nguyên nhân là chế độ tiền lương quá thấp. Theo phản ánh của giáo viên, mức lương thực nhận trên dưới 500.000 đồng/tháng không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Trung bình mỗi ngày công của giáo viên mầm non chỉ được 15.000 đồng trong khi họ phải đứng lớp cả hai buổi. Cô Bùi Thị Luyến, Trường mầm non Mậu Lâm, xã Mậu Lâm, H.Như Thanh, chia sẻ: "Tôi không hề muốn bỏ việc, bản thân có 29 năm gắn bó với lũ trẻ làng. Từ lúc đất nước còn khó khăn, chúng tôi phải nhận lương 3-4 kg gạo mỗi tháng. Nay lạm phát, giá cả tăng cao nhưng tôi cũng chỉ nhận khoản tiền lương trên 500.000 đồng/tháng, ngoài ra không có hỗ trợ gì khác nên đời sống rất bi đát".
Tôi chỉ nhận khoản tiền lương trên 500.000 đồng/tháng, ngoài ra không có hỗ trợ gì khác nên đời sống rất bi đát | |
|
Cô Bùi Thị Luyến |
Anh Dương Xuân Cảnh, tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2001 với tấm bằng khá - kể: “Nhận quyết định đi dạy ở Trường THPT Quang Trung - Hà Đông (Hà Tây cũ) nhưng lương hợp đồng chỉ có 214.000 đồng. Lúc đó, một sinh viên đi học đã phải trang trải chi phí khoảng 500.000 đồng/tháng”. Thấy lương không đủ sống, anh ngậm ngùi trả lại quyết định và chấp nhận đi làm cho một công ty lương thực. Sáu tháng sau, anh lại nhận được quyết định của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho đi học cao học để đào tạo cán bộ nguồn. Anh quay về trường để học. Tốt nghiệp cao học loại xuất sắc, anh được ở lại trường làm giảng viên nhưng lương hợp đồng chỉ có 800.000 đồng/tháng, anh quyết định không theo nghề giáo nữa. Tâm sự về điều này, anh không khỏi tâm tư: “Tôi đã được các thầy dìu dắt rất nhiều nhưng thấy cuộc sống của các thầy rất nghèo, những anh chị khóa trước ở lại trường cũng phải sống chật vật. Vì thế tôi đành bỏ nghề”. Anh Cảnh cho biết, nhiều người cùng học với anh làm đúng ngành nhưng đời sống rất khó khăn vì đồng lương ít ỏi. Với 10 năm công tác, theo mức lương của nhà nước hiện nay, mỗi giáo viên vào biên chế chỉ được khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng.
Khó khăn vào biên chế
Không chỉ bỏ việc vì đồng lương ít ỏi, cơ chế tuyển dụng giáo viên hiện nay khiến không ít người nản chí.
Tại Hà Nam, tháng 10 vừa qua đã có không ít giáo viên dạy hợp đồng bỏ việc đi làm công nhân. Do tỉnh ưu tiên những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi nên những giáo viên dù dạy hợp đồng nhiều năm cũng không đủ tiêu chuẩn vào biên chế. Một giáo viên của H.Duy Tiên cho biết đã dạy hợp đồng ngót 10 năm nhưng cũng không thể chen chân vào biên chế. Chán nản, cô cùng một số đồng nghiệp cùng cảnh ngộ quyết tâm bỏ nghề, làm công nhân hy vọng có thêm thu nhập cho gia đình.
Trao đổi về việc này, ông Nguyễn Văn Khoát - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh - nói: “Năm nay Hà Nam tuyển giáo viên theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh là trải thảm đỏ đối với những người giỏi về công tác tại tỉnh nhà. Quyết định 19 của UBND tỉnh ưu tiên tuyển thẳng người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc của các trường công lập. Rồi khi xét đến bằng cấp thì cũng ưu tiên bằng của ĐH Sư phạm Hà Nội”. Ông Khoát thừa nhận, do cách xét tuyển như vậy nên có hiện tượng sinh viên mới ra trường thì đỗ công chức, còn người làm việc nhiều năm có thể sẽ không đỗ mặc dù đã được tính điểm ưu tiên.
Sở dĩ có cơ chế chọn lọc này cũng do hiện tỉnh đã thừa giáo viên. Ông Khoát cũng không khỏi băn khoăn: “Đây cũng là hiện thực chung của toàn xã hội chứ không phải chỉ riêng Hà Nam. Các trường ĐH hiện nay đào tạo nhiều ngành sinh viên ra trường không có việc làm, không riêng ngành giáo dục”. Cũng theo ông Khoát, tỉnh Hà Nam đang thừa giáo viên bởi số lớp, số học sinh ngày càng giảm. Nếu giảm một lớp thì thừa 2 giáo viên. Cấp THCS của Hà Nam đang thừa giáo viên, năm nay Sở không tuyển một giáo viên THCS nào và tình trạng này sẽ còn kéo dài trong vài năm tới. Đối với cấp THPT, toàn tỉnh tuyển 350 chỉ tiêu trong khi số lượng hồ sơ tham gia thì đông nên cũng gặp rất nhiều khó khăn”.
Theo Báo Thanhnien
Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ chấm điểm đối với môn học thể dục, âm nhạc và mỹ thuật. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá học sinh (bậc THCS và THPT) bằng nhận xét.
(HBĐT) - Những năm qua, phường Tân Thịnh (TPHB) luôn duy trì tốt chất lượng giáo dục ở các ngành học, bậc học. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
Hơn 30 năm gắn bó với những bản làng Cơ Tu nơi vùng cao heo hút của xứ Quảng để ươm mầm con chữ. Bao lớp học trò đã trưởng thành giờ hồi tưởng và kể chuyện về người thầy gieo chữ nơi biên ải xa xôi như một huyền thoại…
TT - Phải bỏ chi phí lớn để đầu tư mọi mặt nhưng ngày càng thưa vắng người học nghề dài hạn, các trường nghề phải xoay xở bằng nhiều cách để tồn tại. Tuy nhiên, về lâu dài các trường đều kiến nghị các trường ĐH, CĐ phải trả việc dạy nghề cho trường nghề.
Không đặt kỳ vọng cao vào chất lượng nền giáo dục ĐH nước nhà, ngày càng nhiều phụ huynh có xu hướng lựa chọn con đường du học tự túc cho con em mình. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế ảm đạm cùng sự thay đổi chính sách cho sinh viên nước ngoài ở nhiều thị trường du học đang khiến họ phải cân nhắc nhiều hơn.
Nhằm chấn chỉnh những sai phạm trong tổ chức liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ thực hiện nghiêm một số công việc.