Từ nay đến hết năm, khoảng 130 tỉ đồng sẽ được đầu tư cho việc thí điểm tự làm thiết bị dạy học của giáo dục mầm non và phổ thông trên cả nước.

Bộ GD-ĐT vừa giao cho 5 địa phương (Hà Nội, Nam Định, Điện Biên, Thừa Thiên - Huế và Lâm Đồng) trong năm học 2011-2012 thực hiện thí điểm đề án phát triển thiết bị dạy học tự làm.
 
Còn nhiều bất cập

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, trong điều kiện nguồn cung thiết bị dạy học cũng như kinh phí mua sắm bổ sung và sửa chữa thiết bị bị hạn chế thì giải pháp tự làm, tự sửa chữa, tự cải tiến thiết bị dạy học là rất cần thiết. Thực tế, không ít giáo viên đã sáng tạo cả phần mềm mô phỏng các thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh học…, thực hiện được các thí nghiệm khó trong thực tế của điều kiện dạy học. Nhiều địa phương đã phát triển phong trào tự làm thiết bị dạy học, không chỉ tạo thành một hoạt động sư phạm sôi nổi mà còn khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, hoạt động tự làm thiết bị dạy học chưa được thường xuyên, chưa đồng đều giữa các cấp học, giữa các vùng miền, địa phương. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết ở giáo dục mầm non, hiện vẫn chưa có cơ chế chính sách để hỗ trợ mua nguyên vật liệu, trong khi thu nhập của giáo viên không cao, đặc biệt là những giáo viên mầm non ngoài biên chế, nên nhiều giáo viên không có đủ điều kiện để tự làm thiết bị dạy học.

Nếu có đầy đủ thiết bị giảng dạy, các tiết học sẽ sinh động và hiệu quả hơn.

Ở cấp tiểu học, thiết bị dạy học tự làm mới chỉ tập trung ở một số môn học (toán, khoa học, lịch sử, địa lý…) hoặc chỉ tập trung ở một số chương, bài của các môn học. Điều đó cho thấy công tác tự làm thiết bị dạy học chưa được đầu tư nghiên cứu một cách sư phạm, khoa học và đầy đủ. Các trường THCS và THPT tuy có một số lượng lớn thiết bị dạy học nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng số thiết bị này còn nhiều bất cập. Việc quản lý, khai thác sử dụng chỉ đạt hiệu quả cao nếu gắn kết việc cải tiến, sửa chữa các thiết bị dạy học đã được trang bị với các hoạt động tự làm thiết bị.

Khó từ nhiều phía

Theo Bộ GD-ĐT, từ nay đến hết năm 2012, kinh phí cho việc thí điểm phát triển thiết bị dạy học tự làm khoảng 130 tỉ đồng. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo việc sản xuất các thiết bị này phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng thời giảm ngân sách Nhà nước chi cho mua sắm trực tiếp các thiết bị dạy học khi thiết bị tự làm thay thế được. Ông Hiển cũng cho rằng cần phải coi việc tự làm thiết bị dạy học như là hoạt động thường xuyên, là nhiệm vụ của giáo viên cũng như các cơ quan quản lý trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế, việc tự làm thiết bị dạy học gặp không ít khó khăn. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định Đỗ Anh Xô đề nghị Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn tiêu chí đánh giá cụ thể để hạn chế sự lúng túng khi tổ chức các cuộc thi thiết bị dạy học tự làm ở cơ sở. Thêm vào đó, định mức chi tối thiểu của tỉnh này chỉ gói gọn trong khoản chi thường xuyên nên cần có sự hỗ trợ ngân sách từ Trung ương.

 

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục