Mặc dù được giao quyền chủ động trong việc tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012 nhưng để đảm bảo không có sự xáo trộn, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn tiếp tục tổ chức các Hội đồng coi thi theo mô hình cụm trường.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng thực hiện đúng quy định của Bộ GD-ĐT đó là ghép các trung tâm giáo dục thường xuyên cùng Hội đồng coi thi (HĐCT) với các trường trung học phổ thông; không để HS phải đi thi quá xa. Mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh, trừ phòng thi cuối cùng có thể tối đa là 28.

Trong mỗi cụm trường, Sở GD-ĐT sẽ giao nhiệm vụ cho một trường làm “Trường cụm trưởng”. Trường cụm trưởng có trách nhiệm về một số công việc chung của cụm như phối hợp với các Phòng GD-ĐT, các trường trong cụm để chọn địa điểm đặt các HĐCT; phân công trường trong cụm chịu trách nhiệm về CSVC của HĐCT; phân công và lên lịch kiểm tra chéo hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi, chuẩn bị về CSVC các HĐCT.

Năm nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đặc biệt nhấn mạnh đến việc điều động cán bộ (CB), giáo viên (GV), nhân viên (NV) làm nhiệm vụ thi. Theo đó, Cán bộ, công chức, giáo viên và nhân viên tham gia tổ chức kỳ thi phải đảm bảo các tiêu chuẩn như có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao; Nắm vững quy chế thi và nghiệp vụ làm công tác thi; Không có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em vợ hoặc chồng; người giám hộ hoặc đỡ đầu; người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự kỳ thi; Không đang trong thời gian bị kỷ luật về thi.

Cần chọn những CB, GV có năng lực, tính kỷ luật cao để đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng như: thư kí, tổ trưởng, uỷ viên phách, thanh tra thi, kỹ thuật viên vi tính, giám khảo... Hiệu trưởng cần kiểm tra kỹ danh sách CB, GV, NV làm nhiệm vụ thi. Không cử một người làm nhiều nhiệm vụ tại cùng một thời điểm. Khi thay thế cán bộ làm thi vì lý do đặc biệt, trưởng phòng GD-ĐT, hiệu trưởng phải cấp giấy giới thiệu cho người được thay; người được thay nộp giấy giới thiệu cho Chủ tịch HĐCT, Hội đồng chấm thi.

Không điều động những người không đủ năng lực về chuyên môn, phẩm chất và sức khoẻ; không đủ tiêu chuẩn tham gia làm nhiệm vụ coi thi, làm phách, chấm thi, phúc khảo bài thi. Các trường ngoài công lập, các trường hiệp quản có trách nhiệm cử CB, GV cơ hữu có đủ tiêu chuẩn tham gia làm các nhiệm vụ về thi theo sự điều động của Sở. Điều động vừa đủ số NV phục vụ trong các HĐCT theo qui định. Không sử dụng giáo viên dạy môn thi làm công tác phục vụ tại HĐCT.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng lưu ý, có thể điều động làm giám khảo chấm môn tự luận những giáo viên có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em vợ hoặc chồng; người giám hộ hoặc đỡ đầu; người được giám hộ hoặc được đỡ đầu dự kỳ thi. Riêng đối với môn Lịch sử và Địa lí, có thể điều động làm giám khảo những giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu các trường phổ thông trong thành phố đã dạy các môn này ở cấp THPT.

Trong thời gian tổ chức kì thi, các trường tuyệt đối không bố trí cho CB, GV, NV nghỉ hè sớm hoặc tổ chức nghỉ tập thể. Các đơn vị phải huy động tối đa số CB, GV, NV đủ tiêu chuẩn để làm nhiệm vụ thi.

Về công tác nhận hồ sơ dự thi và đăng ký dự thi của thí sinh Sở GD-ĐT yêu cầu thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD-ĐT. Tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ. Tăng cường công tác kiểm tra điều kiện dự thi, độ chính xác việc nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm máy vi tính (lỗi chính tả, ngày sinh, giới tính, diện ưu tiên, điểm khuyến khích, xếp loại học lực, xếp loại hạnh kiểm...).

Ở khâu này Sở GD-ĐT Hà Nội đặc biệt lưu ý, UBND cấp xã xác nhận về cư trú, xác nhận không trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự của thí sinh. Trường phổ thông nơi HS dự thi năm trước xác nhận không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; Hồ sơ đăng ký dự thi không yêu cầu giấy chứng minh nhân dân; Bản chứng thực (bản công chứng) của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được UBND cấp xã xác nhận.

Các giấy chứng nhận để được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên, cộng điểm khuyến khích nộp sau ngày thi sẽ không có giá trị. Vì vậy các trường cần thông báo cho tất cả HS dự thi được biết để hoàn thành hồ sơ đúng hạn.

 

                                                                               Theo Dantri

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục