Ông Nguyễn Hữu Nhân (áo kẻ) cùng gia đình đã tình nguyện ở lại trông coi khu di tích.

Ông Nguyễn Hữu Nhân (áo kẻ) cùng gia đình đã tình nguyện ở lại trông coi khu di tích.

(HBĐT) - “Phải học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi” - lời dạy của Bác Hồ vẫn như mới ngày hôm qua với các cán bộ, giáo viên, công nhân và học sinh của trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình năm ấy. Cách đây 50 năm, ngày 17/8/1962, trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình vinh dự được đón Bác về thăm.

 

Tuy mới chỉ là học sinh lớp 7 nhưng ông Nguyễn Đức Kính ở xóm Trường Yên, xã Yên Mông (TPHB) vẫn nhớ rất rõ không khí của ngày hôm đó. Khu hiệu bộ của nhà trường mà nay là khu vườn nhãn chật cứng người. Khi đứng đó, bản thân ông cùng mọi người không thể ngờ được rằng chỉ ít phút nữa sẽ được gặp Bác. Khi Bác đến, mọi người cùng đồng loạt hô vang “Bác Hồ muôn năm!”. Một cảm xúc ngỡ ngàng, vui sướng tràn ngập trong lòng, trước mắt ông là một vị lãnh tụ mộc mạc, thân thiện và rất đỗi gần gũi. Từng câu, từng chữ Bác dặn dò, ông vẫn nhớ như in: “Các cháu phải đoàn kết giữa thầy giáo với thầy giáo, học sinh với học sinh, nhà trường với đồng bào các dân tộc”. Bác khuyên mọi người: Bây giờ chúng mình xây dựng XHCN, XHCN là làm cho đời sống nhân dân ngày càng sung sướng, ăn no, mặc ấm, được học hành, ốm đau có thuốc. Bác còn căn dặn nhiều vấn đề như: “Phải đoàn kết”, “Phải tôn trọng kỷ luật”, “Vấn đề dân chủ”, “Về nghề phụ”. Học tập NQT.ư 5 (về nông nghiệp), NQT.ư 7 (về công nghiệp) và còn nhiều vấn đề khác mà bản lược ghi lời huấn thị của Hồ Chủ tịch tại trường đã biên tập thành 10 vấn đề. Đó là một tài sản vô giá với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình.

 

Năm 1991, trường Thanh niên lao động XHCN chuyển thành trường DTNT tỉnh và chuyển lên thị xã Hoà Bình (nay là TPHB). Những CB-GV, công nhân và học sinh đã ra trường còn lại ở khu hiệu bộ của trường, nơi có di tích Bác Hồ về thăm trường và nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã được hình thành một làng lấy tên là làng Trường Yên thuộc xã Yên Mông (TPHB). Hiện nay, làng Trường Yên có 75 hộ, 361 nhân khẩu. Trưởng xóm Nguyễn Chiến Mạnh cho biết: Khi làng Trường Yên mới được thành lập, ở đây có 4 nhà xây, còn đều là nhà ở tạm, 70% hộ nghèo, 95% hộ không có phương tiện nghe, nhìn, chưa có điện, đường đi, lối lại là những con đường đất, đá. Là làng không có đất canh tác, người dân Trường Yên chủ yếu phát triển kinh tế từ kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi. Khắc ghi lời Bác dạy, dân làng luôn luôn phấn đấu trong học tập cũng như lao động sản xuất. Hiện nay, làng có hai cơ sở sản xuất TTCN đạt hiệu quả kinh tế cao, một cơ sở sản xuất chổi chít và cơ sở sản xuất hương xuất khẩu sang Malaysia và ấn Độ. Các cơ sở sản xuất TTCN đã mang lại việc làm ổn định cho gần 40 lao động với mức thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/tháng.

 

ông Nguyễn Chiến Mạnh là cựu học sinh của trường Thanh niên lao động XHCN, sau khi đi bộ đội, ông xin về làm công nhân tại trường. Lập gia đình và sinh được 2 người con. Cũng như bao gia đình khác đều có những khó khăn, vất vả về kinh tế. Trong lúc đó, lời dạy của Bác khó khăn nào cũng vượt qua lại là động lực để ông cùng vợ vươn lên. Không có đất canh tác, ông tập trung vào chăn nuôi gia súc, vợ buôn bán hàng tạp hóa tại chợ. Kinh tế từ đó dần ổn định, ông xây nhà, mua sắm đồ gia dụng, phương tiện đi lại và nuôi 2 con học đại học. Gia đình ông được công nhận văn hóa tiên tục từ năm 1996 đến nay. Trong làng còn nhiều người có hoàn cảnh giống gia đình ông cũng đã vươn lên vượt khó làm giàu như gia đình các ông Bùi Văn ạy, Bùi Văn Tiến, Triệu Văn Sơn...

 

Từ năm 2009 đến nay, làng Trường Yên không còn hộ nghèo, 100% số hộ có nhà xây, 30% số hộ có nhà kiên cố, 10% người dân có thu nhập từ 30-50 triệu đồng/ người/năm, còn lại bình quân đạt gần 20 triệu đồng/người/năm. Cùng với xây dựng đời sống kinh tế, dân làng Trường Yên chú trọng xây dựng đời sống văn hoá, giáo dục. Từ năm 2003 đến nay, làng Trường Yên liên tục đạt   làng văn hoá cấp thành phố. Năm 2005, nhân dân trong làng Trường Yên cùng đóng góp, khởi công xây dựng mới nhà văn hoá, có diện tích sử dụng 120 m2.  Đây là nơi sinh hoạt, hội họp và còn là phòng truyền thống lưu giữ các bức ảnh, hiện vật kỷ niệm về Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã về thăm trường.

 

Năm 2010, khu hiệu bộ cũ của nhà trường được tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa trở thành nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, khu di tích vẫn chưa được trùng tu, xây dựng mà mới chỉ có gia đình ông Nguyễn Hữu Nhân, nguyên Giám đốc, Bí thư Đảng ủy trường Thanh niên lao động XHCN tình nguyện ở lại trông nom. Mong muốn được đầu  xây dựng và có phương án bảo vệ khu di tích vẫn luôn là niềm mong mỏi của nhân dân làng Trường Yên nói riêng, của xã Yên Mông nói chung. 

 

                                                                                 Hồng Nhung

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục