Đồng chí Lê Thị Đệ, Giám đốc TT với cán bộ, giáo viên và học viên về hướng phát triển của Trung tâm.

Đồng chí Lê Thị Đệ, Giám đốc TT với cán bộ, giáo viên và học viên về hướng phát triển của Trung tâm.

(HBĐT) - Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Cao phong được thành lập ngày 2/4/2002 theo quyết định số 502/QĐ-UBND của UBND tỉnh; TT có trụ sở tại khu 5A, thị trấn Cao Phong (Cao Phong). TT có chức năng tạo điều kiện, cơ hội cho mọi đối tượng trên địa bàn huyện được học thường xuyên, học liên tục và học suốt đời, nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

 

Là một TT trẻ nhất trong khối GDTX của tỉnh, 2 năm đầu mới thành lập,  do chưa có địa điểm, Trung tâm phải mượn tạm lớp học của trường THCS thị trấn để học buổi chiều. Đội ngũ CBQL, giáo viên chưa đủ, hầu hết mới ra trường,  thiếu kinh nghiệm về ngành học GDTX. Với bao khó khăn, vất vả của một huyện mới được chia tách; mặt bằng dân trí thấp, đội ngũ cán bộ thiếu, nhiệm vụ đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu. Thời kỳ này, nhu cầu học bổ túc văn hoá của  các học viên rất lớn, có năm lên 17 lớp, trong khi TT mới chỉ có 13 CBGV nên TT gặp không ít khó khăn trong phân bố thời gian giảng dạy; giáo viên, học viên cùng phải lên lớp cả thứ bảy, chủ nhật và ban đêm.  

Trong những thời điểm đầy thách thức đó, được  sự đầu tư, quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ, chính quyền, ngành GD&ĐT cùng sự ủng hộ của đồng bào các dân tộc trong huyện, TT dần đã từng bước trưởng thành. Sau 2 năm gây dựng, TT đã có được cơ ngơi khá khang trang với 9 phòng học kiên cố cùng khuôn viên hơn 4.500 m2. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về CSVC, đội ngũ, song với tinh thần đoàn kết, vượt khó, tích cực học hỏi của tập thể sư phạm, sự ủng hộ nhiệt tình, ham học của các lớp lớp học viên nên chỉ sau 5 năm nỗ lực, phấn đấu, TT đã gặt hái được những kết quả đáng kể: mở được 63 lớp BTVH với 2.480 lượt học viên; tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho 19 lớp với 780 học viên, trong đó, gần 300 học viên là cán bộ, công chức xã, giáo viên mầm non, chiến sĩ LLVT trên địa bàn trong và ngoài huyện. TT cũng đã tổ chức 169 lớp với 5.819 lượt học viên theo các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ: nghề phổ thông, ngoại ngữ - tin học trình độ A,B và giấy phép lái xe mô tô hạng A1…  

Từ năm học 2007- 2008, trước tác động của hàng loạt các yếu tố khách quan: tổng số học sinh lớp 9 ngày càng giảm, quy mô, số lượng các trường THPT ngày một nhiều. ở huyện có thêm 1 trường THPT,  vì vậy đã đặt TT đứng trước những khó khăn, thử thách mới: số lượng học viên tuyển vào sụt giảm, kéo theo chất lượng cũng ngày một thấp hơn. Cơ sở vật chất của các TT lại không có đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ dạy nghề... Song, trước sự năng động của Ban giám đốc, được sự ủng hộ của tập thể CBGV, TT đã sớm tìm ra những giải pháp khắc phục khó khăn. Với phương châm mang lớp đến gần người học, hàng loạt các lớp bổ túc THPT được mở ra tại các cụm xã vùng 135; loại hình phối hợp liên kết đào tạo 3 năm 2 bằng cũng sớm được thí điểm và nhân rộng. Vì vậy, từ năm  2007 - 2012 cơ bản đã hoàn thành việc đào tạo chuẩn trình độ CMNV cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Tiếp tục tham gia đào tạo trên chuẩn về CMNV cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho huyện nhà.  

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, TT đã có được những kết quả đáng mừng: thu hút gần 3.500 lượt học viên các lớp BTVH; tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho 31 lớp với 1.134 học viên, trong đó có 420 học viên là cán bộ xã, giáo viên các trường mầm non trong và ngoài huyện, đào tạo cấp chứng chỉ cho 1.169 học viên nghề lâm sinh, 989 học viên nghề điện dân dụng; 2.102 lượt học viên học ngoại ngữ; 742 lượt học viên học tin học; 2.500 lượt học viên được cấp giấy phép lái xe mô tô A1 và 7.200 lượt học viên tham gia các chuyên đề cập nhật kiến thức về tất cả các lĩnh vực KT-VH-XH - pháp luật, giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống. Trung tâm cũng đã có nhiều tác động, thúc đẩy các TTHTCĐ ở các xã, thị trấn phát triển; tạo nên bước chuyển trong nhận thức của cộng đồng về GDTX...  Bên cạnh đó, do nắm bắt kịp thời nhu cầu của học viên, TT đã  phối hợp liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng liên thông vừa học, vừa làm được 6 lớp với 231 học viên.  

Với những kết quả như trên trong suốt những năm qua, tập thể Trung tâm GDTX Cao Phong luôn được công nhận là “Tập thể lao động tiên tiến”; chi bộ đạt TS-VM; công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc; Đoàn thanh niên được Tỉnh đoàn  TNCS Hồ Chí Minh khen.  

Để bắt kịp với tình hình giai đoạn hiện nay, phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đã được đầu tư, từng bước xây dựng trở thành trung tâm “nguồn” của huyện, hiện nay, TT đang tích cực tham mưu với UBND huyện, Sở GD&ĐT tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là các điều kiện để phục vụ cho công tác dạy nghề. Đồng thời, TT tự chủ động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức quản lý các chương trình GDTX cho đội ngũ cán bộ, viên chức trong Trung tâm. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người học và mọi tầng lớp nhân dân về học thường xuyên, học suốt đời và xây dựng XHH…, từng bước xây dựng TT có đủ năng lực để thực hiện nhiều nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và các bước phát triển KT-XH của địa phương.                                               

                                                          Lê Thị Đệ 

                                  (Giám đốc TTGDTX huyện Cao Phong )

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục