Gia đình anh Bùi Văn Hợp, xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) tích cực hưởng ứng phong trào khuyến học với mô hình nuôi heo khuyến học.

Gia đình anh Bùi Văn Hợp, xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) tích cực hưởng ứng phong trào khuyến học với mô hình nuôi heo khuyến học.

(HBĐT) - Hội Khuyến học tỉnh được thành lập năm 1997, đến nay đã có 15 năm phát triển. Trong suốt quá trình hoạt động, Hội ngày càng mở rộng quy mô, dần đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả. 100%, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã thành lập Hội Khuyến học với 2.247 chi hội, 121.854 hội viên, đạt 15,2% dân số toàn tỉnh. Cùng với tích cực tuyên truyền, vận động toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục, Hội đẩy mạnh phát triển các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài, đưa cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học lan tỏa sâu rộng.

 

Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hiếu học tiêu biểu,  những câu chuyện khuyến học làm mọi người cảm phục, cảm mến tinh thần học tập, từ đó, tham gia tích cực, nhiệt tình hơn trong công tác khuyến học, khuyến tài.

 

Về Đồng Chum (Đà Bắc) hỏi già làng Xa Văn Thế ở xóm Nhạp không ai là không biết. Ở tuổi 75, già đã nhận tấm bằng tốt nghiệp THCS sau 4 năm kiên trì học tập. Câu chuyện về tinh thần hiếu học của già được người dân kể với lòng cảm phục xen lẫn tự hào. Đó là vào năm học 2003 – 2004, xã Đồng Chum có trường THCS, già Thế khi đó bước vào tuổi 70. Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, già không nghỉ ngơi an hưởng tuổi  già mà làm một việc bất ngờ: Quyết tâm cắp sách tới trường học tập. Không chỉ xung phong đi học, già còn bỏ công, bỏ sức đến từng nhà kiên trì vận động gia đình cho con em đến lớp, đến trường. Già Thế được thầy cô và “các bạn” tín nhiệm bầu làm lớp trưởng. Ngày 2 buổi, nắng cũng như mưa, già đến từng nhà gọi “các bạn” cùng đi đến lớp. Sau 4 năm kiên trì học tập, già đã hoàn thành chương trình THCS, được nhận tấm bằng tốt nghiệp ở tuổi 75. Đến nay, già vẫn thường xuyên tuyên truyền, động viên các gia đình, con trẻ trong xóm, bản quan tâm đến việc học hành. Già trở thành tấm gương về sự hiếu học, ham học cho con cháu noi theo, được người dân khắp bản, khắp Mường biết tiếng.

 

        

Gìa Xa Văn Thế, xóm Nhạp, xã Đồng Chum (Đà Bắc) với tấm bằng tốt nghiệp THCS ở tuổi 75.

 

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Khuyến học tỉnh, gia đình anh Bùi Văn Hợp, xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) là một trong nhiều gia đình được Hội Khuyến học tỉnh tặng bằng khen đã có nhiều thành tích trong phong trào xây dựng gia đình hiếu học tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2008-2012. Hội Khuyến học xã Tây Phong được thành lập năm 2004, anh Hợp đã tự nguyện làm đơn xin vào Hội. Là hội viên, anh tích cực tham gia các phong trào của Hội, tuyên truyền, vận động mọi người thiết thực hưởng các hoạt động khuyến học, khuyến tài ở địa phương, các cháu trong độ tuổi đến lớp, đến trường không được bỏ học. Bản thân hai vợ chồng anh chị tích cực tham gia các lớp chuyên đề do TTHTCĐ xã tổ chức, theo học bổ túc bậc THCS. Nhận thức rõ ý nghĩa của công tác khuyến học, khuyến tài, khi Hội phát động phong trào nuôi heo đất khuyến học anh đã hưởng ứng ngay từ đầu. Anh còn vận động 10 hộ gia đình khác cùng nuôi heo đất khuyến học. Qua các năm số tiền nuôi heo đất của gia đình cũng được tăng lên. Năm 2008 là 900.000 đồng, năm 2009 là 1,1triệu đồng, năm 2010 là 1,5 triệu đồng, năm 2011 là 2 triệu đồng. Việc nuôi heo đất khuyến học được tất cả các thành viên trong gia đình ủng hộ, đó là khoản tiền tiết kiệm từ chi tiêu hàng ngày của gia đình, tuy số tiền không lớn nhưng đã góp phần vào việc học hành cho các cháu, hơn cả là giáo dục ý thức tiết kiệm, động viên tinh thần các cháu nỗ lực vượt khó vươn lên trong học tập. Đến nay, hai con của anh chị đều có thành tích học tập tốt. Cô con gái hiện đang là sinh viên năm thứ hai trường CĐSP Hải Dương, cậu con trai là học sinh lớp 10 trường THPT Cao Phong. Kết quả các năm học của các em đều đạt sinh viên tiên tiến, học sinh tiến tiến. Khi được hỏi chuyện, mế Bùi Thị Chót (mẹ anh Hợp) cười vui: Mế ủng hộ lắm chứ, cả ông, bà cũng tham gia nuôi heo đất khuyến học để động viên con cháu đấy!

 

Dòng họ Nguyễn Quang ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) có 40 hộ gia đình với nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp. Dòng họ đã thành lập chi hội khuyến học, quy chế hoạt động, đưa phong trào học hành của con em trong dòng họ ngày càng sôi nổi, tiến bộ. Hàng năm, chi hội vận động những gia đình trong dòng họ, những người tâm huyết ủng hộ quỹ khuyến học để tuyên dương, khen thưởng các cháu có thành tích xuất sắc, động viên các cháu có hoàn cảnh khó khăn trong dòng tộc vươn lên trong học tập. Không chỉ làm khuyến học cho dòng họ mình, trưởng dòng họ là ông Nguyễn Quang Bô còn luôn quan tâm đến công tác khuyến học của địa phương. Trong 10 năm, ông đã trao tặng cho 41 học sinh nghèo vượt khó của trường tiểu học, THCS mỗi năm 5 suất học bổng động viên các em vươn lên trong học tập. Nhờ đó, 70% học sinh nhận học bổng của ông đã thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.

 

Trong 15 năm xây dựng và phát triển, Hội Khuyến học tỉnh đã ghi nhận sự đóng góp, tham gia tích cực, có hiệu quả của các tổ chức, cá nhân. Nhiều các tấm gương tiêu biểu, điển hình trong công tác khuyến học, khuyến tài xuất hiện khắp các địa phương trong tỉnh như các gia đình ông Bùi Văn Sòn (xã Ngọc Mỹ - Tân Lạc) hiến 3.600 m2 đất xây dựng trường tiểu học B xã Ngọc Mỹ; ông Bùi Văn Tích (xã Phú Cường – Tân Lạc) hiến 3.000 m2 đất xây dựng trường THCS Phú Cường, … Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học có nhiều khởi sắc. Nếu năm 2007, toàn tỉnh mới có gần 20.000 hộ đăng ký phấn đấu trở thành Gia đình hiếu học, hơn 200 dòng họ đăng ký “Dòng họ hiếu học”, năm 2012, số gia đình, dòng họ hưởng ứng cuộc vận động, đăng ký phấn đấu lên đến 34.032 gia đình và 356 dòng họ. Trong đó, có 27.085 gia đình, 181 dòng họ được công nhận “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”. Hoạt động khuyến học đã góp phần có hiệu quả vào phát triển sự nghiệp GD&ĐT, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn toàn tỉnh.

 

                               Thu Hà

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục