Nghề lái máy xúc, ủi có nhiều cơ hội tìm việc làm nhưng vẫn ít người theo học.

Nghề lái máy xúc, ủi có nhiều cơ hội tìm việc làm nhưng vẫn ít người theo học.

(HBĐT) - Mỗi năm, chúng tôi tổ chức khoảng trên dưới 10 phiên giao dịch việc làm ở thành phố và các huyện trong tỉnh. Mỗi phiên giao dịch đó có khoảng 30 DN tuyển dụng lao động trực tiếp và cũng có khoảng 400-500 lao động có nhu cầu tìm việc làm, chuyển đổi việc làm tham dự. Nhưng kết thúc mỗi phiên giao dịch đó thường thì chỉ tuyển dụng được 20-30 lao động. Cá biệt có những DN yêu cầu người lao động có tay nghề cao đành hẹn đến… phiên sau. Đó là những lời tỏ bày của đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng việc làm- an toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH).

           

Khó tuyển dụng không phải bởi các DN yêu cầu quá cao mà bởi nguyên do là quá ít lao động có tay nghề. Theo số liệu điều tra của Sở LĐ-TB&XH, hiện toàn tỉnh có khoảng 559.330 lao động, trong đó, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ 80%. Trong số này,  lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 27,3%, tỷ lệ lao động nông thôn đã được đào tạo nghề đạt 10%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp kéo theo năng suất lao động cũng ở mức thấp. Vì lẽ đó, tỉnh đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

           

Tuy nhiên thực tế qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010- 2015 về lĩnh vực nguồn nhân lực hiệu quả chưa được như mong muốn. Một minh chứng cụ thể là hệ thống các trường nghề tuy có được đầu tư thêm về cơ sở vất chất về đội ngũ giáo viên, tăng thêm kinh phí nhưng vẫn dần  "teo tóp" vì ít học sinh.  Một trong số những ngôi trường đang phải đối mặt với những khó khăn này là trường Cao đẳng nghề Hoà Bình. Năm học 2012- 2013, trường tuyển được 180 học sinh hệ cao đẳng nghề, trong khi năm 2010 tuyển 200 học sinh và năm 2011 tuyển 250 học sinh. Hệ trung cấp nghề năm 2010 tuyển 416 học sinh, năm 2011 tuyển 267 học sinh và năm học 2012-2013 giảm xuống ở con số 212 học sinh. Khó khăn trong công tác tuyển sinh vào trường nghề theo đồng chí Trương Tuấn Dũng, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Hoà Bình là do: hiện, một bộ phận không nhỏ trong xã hội vẫn chưa coi trọng đúng mức công tác dạy nghề trong phát triển KT-XH. Chưa có cơ chế, chính sách mang tính bắt buộc để DN phối hợp với cơ sở dạy nghề trong quá trình đào tạo và tuyển dụng lao động. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề có chất lượng chủ yếu tập trung ở các khu đô thị, chi phí học tập cao, do đó khó thu hút được học sinh ở vùng sâu, xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Một mặt, công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT vào học nghề chưa được quan tâm đúng mức...

           

Trở lại câu chuyện giải quyết việc làm cho người lao động, đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng việc làm- An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH) khẳng định: Hiện tại, số lao động thất nghiệp ở tỉnh ta không tăng nhưng số lao động thiếu việc làm tăng mạnh. Điều đó ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của đại bộ phận nhân dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong khi đó nhiều DN trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động nhưng không thể tuyển vì trình độ, tay nghề của người lao động không đáp ứng yêu cầu. Trong phiên giao dịch việc làm gần đây có một số DN ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, hơn chục DN xuất khẩu lao động và Công ty Amile (Nhật Bản) ở  Khu công nghiệp Lương Sơn tuyển lao động nghề tiện, hàn, cơ khí… bậc cao nhưng không tuyển dụng được. Trong điều kiện còn lực lượng lớn người dân thiếu việc làm như hiện nay đó là sự lãng phí!  

           

Để khắc phục thực trạng này cần đẩy mạnh tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức đối với đào tạo nghề cho người lao động.  Kết hợp với việc xây dựng các chính sách khuyến khích học nghề cho người lao động để làm thay đổi căn bản nhận thức và tâm lý của người lao động đặc biệt là lao động trẻ về mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc dạy nghề, học nghề trong thị trường lao động hiện tại, tương lai. Đây cũng là mấu chốt cơ bản để khắc phục tình trạng thừa “thầy”, thiếu  “thợ”, vấn đề vốn không còn mới mẻ trên địa bàn tỉnh.

 

 

 

                                                                   Thuý Hằng

           

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục