Nguyễn Thị Hồng Vị, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) - đứng thứ 2 bên phải là học sinh xuất sắc 12 năm liên tục, 1 trong 23 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”.

Nguyễn Thị Hồng Vị, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) - đứng thứ 2 bên phải là học sinh xuất sắc 12 năm liên tục, 1 trong 23 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”.

(HBĐT) - Hai nữ sinh, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng hội tụ ở các em là sự quyết tâm, vượt lên số phận, vượt lên chính mình. Hai em là hai tấm gương sáng, cùng 23 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh ta được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” do Báo Tuổi trẻ - Quỹ khuyến học Vinacam phối hợp trao tặng tháng 9/2013 tại thành phố Sơn La.

 

Nữ sinh Mường Vang tranh thủ làm công nhân

 

Cầm giấy nhập học trên tay, Bùi Thị Hồng Vị vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Gạt những giọt lệ rơi trên gò má, cô công nhân nghèo xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) lại tất bật đi làm tăng ca trong nhà máy Sankoh để kiếm đủ tiền nhập học. Được biết, Vị là người duy nhất trong làng đỗ đại học - Học viện Hành chính quốc gia với số điểm 23,5.

 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông với 3 sào ruộng, Vị thấu hiểu những khó khăn mà gia đình em đang phải trải qua. Sống trong căn nhà sàn vách nứa, mái lợp bằng rơm rạ, cứ trời mưa to, nhà dột là 5 thành viên trong gia đình lại thức trắng đêm cùng mưa. Năm 2006, sau khi Nhà nước hỗ trợ xây dựng ngôi nhà ngói rộng chừng 32 m2, nhà Vị được xét vào diện thoát nghèo. Tuy nhiên, gia đình Vị thường xuyên gặp khó khăn, có tháng phải đi vay gạo hàng xóm, bữa cơm chỉ có rau với cà muối và đồ dùng sinh hoạt như: xà phòng, dầu ăn, nước mắm..., thiếu thốn có khi đến một tuần liền. Bố mẹ Vị cũng cố gắng  hết mùa làm nương, đi làm mướn qua ngày để kiếm tiền nuôi con ăn học. Năm Vị vào lớp 11, mẹ mất sau gần nửa năm nằm viện. Kinh tế gia đình gần như kiệt quệ, anh trai Vị phải nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền trả nợ thuốc men cho mẹ. Cùng thời gian đó, Vị bước vào năm học cuối cấp, không có tiền phí, mấy lần em đã từng nghỉ học. Nắm rõ hoàn cảnh của Vị, thầy giáo Lê Đăng Đồng, giáo viên chủ nhiệm của em ở trường THPT Quyết Thắng đã động viên, khuyến khích em đến trường; báo cáo nhà trường miễn học phí ôn thi tốt nghiệp và hơn nữa thầy đã đóng toàn bộ số tiền ôn luyện đại học ở trường cho em. ở lớp, Vị là học sinh ngoan và xuất sắc, suốt 12 năm học, Vị luôn đứng đầu. Lớp 11, 12 Vị đạt giải ba và giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lý. Em cũng vinh dự được nhận học bổng của công ty Sam sung trị giá 1 triệu đồng. Với số tiền đó Vị đã mua một chiếc xe đạp để di chuyển thuận tiện hơn khi tới trường. Bên cạnh đó, Vị còn là một đoàn viên tích cực tham gia công tác Đoàn tại trường và nơi cư trú. Trong các cuộc thi tìm hiểu kiến thức do Đoàn trường, huyện Đoàn tổ chức, Vị đều tham gia và đạt giải cao. Khâm phụ cô bé vượt khó, tích cực tham gia hoạt động tình nguyện tại KDC, ĐV-TN thôn Rậm đã tín nhiệm bầu Vị làm Phó Bí thư chi đoàn. Ngoài thời gian đi học, ở nhà Vị tranh thủ trồng rau, nuôi lợn kiếm thêm thu nhập. Buổi chiều, Vị ra đồng mò cua, bắt ốc để cải thiện bữa ăn cho gia đình, bữa nào nghỉ học cả ngày, Vị đi bắt được nhiều cua, bán cũng đủ tiền chi tiêu hàng ngày.

 

Nhà nghèo, tốt nghiệp xong, Vị làm hồ sơ dự thi vào Học viện Hành chính quốc gia nhưng bố và anh trai băn khoăn vì trong nhà chỉ có mấy chục nghìn lấy đâu ra tiền đi thi đại học. Trước ngày đi thi, anh trai Vị mang giấu hết sách vở, quần áo để em ở nhà. Lúc đó, em chỉ biết ngồi khóc và năn nỉ anh cho đi thi. Em bảo với bố và anh là nhà không có ruộng, chỉ có đi học mới thoát nghèo nhưng không ai đồng ý - Vị chia sẻ. Thuyết phục mãi, cuối cùng bố, anh trai cũng đồng ý cho Vị đi thi. Vị tự xoay sở vay tiền và theo bạn bè xuống Hà Nội dự thi. Thi đại học xong, về quê, Vị xin vào làm công nhân ở nhà máy Sankoh để kiếm tiền trả nợ. Cả tiền lương và tiền thưởng 1,5 triệu đồng. Hơn một tháng trước khi bước vào giảng đường đại học, ngày nào, Vị cũng hai lượt đạp xe qua con đường dài 6 km gập ghềnh tới công ty.

 

Nữ sinh huyện Lạc Thủy giàu nghị lực

 

Nhắc đến Hồ Thị Ngọc Ly xã Thanh Nông (Kim Bôi), thầy, cô giáo và bạn bè không chỉ ấn tượng về cô gái có vóc người nhỏ nhắn với gương mặt thông minh mà còn còn nể phục bởi những thành tích mà Ly đạt được: 12 năm liên tục là học sinh giỏi toàn diện, luôn dẫn đầu lớp; giải ba cấp tỉnh cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay Casio lớp 9; giải nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh lớp 12. Mới đây nhất, Ly vừa đạt 30 điểm (môn tiếng Anh nhân hệ số 2) trúng tuyển vào khoa ngôn ngữ, trường Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội. Niềm vui như vỡ òa, ngưỡng cửa mới của cuộc đời đang mở ra trước mắt Ly. Với những thành tích xuất sắc đó, nhiều người lầm tưởng Ly phải được sự đầu tư hết mức từ phía gia đình nhưng tìm hiểu kỹ mới thấy khâm phục nghị lực phi thường của em.

 

Ly là con thứ hai trong một gia đình có 3 chị em nhưng không may mắn vì bố mẹ chia tay nhau rất sớm. Lúc ấy, Ly mới hơn 3 tuổi. Một mình bố chạy vạy trong cảnh gà trống, nuôi con để chị em Ly có điều kiện học hành. Thương bố, Ly càng quyết tâm học giỏi và chăm ngoan. Thế nhưng, cuộc sống vốn nhiều những bất trắc không thể lường trước được. Tin dữ đến với chị em Ly khi một tai nạn lao động năm 2011 khiến bố em bị chấn thương sọ não và không thể tự điều chỉnh được sinh hoạt cá nhân. Từ đó trở đi, bố Ly không còn khả năng lao động, không tự chăm sóc được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của các con. Thời điểm đó, chị gái Ly đang theo học tại trường trung cấp Y Hoà Bình, chị đành phải gác lại những ước mơ để gánh vác việc gia đình, thay bố chăm sóc các em và lo bệnh tình của bố. Chuyện xảy ra quá đột ngột khiến tôi cảm thấy bi quan, chán nản, có lúc định buông xuôi tất cả thì chính những người thương yêu tôi, người thân, thầy, cô, bạn bè đã động viên, giúp đỡ đã nhận ra rằng trong cuộc sống này còn biết bao những số phận như tôi, thậm chí còn đáng thương hơn tôi, họ vẫn vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn để tiếp bước. Tôi quyết tâm, mình phải đứng dậy để tiếp tục cố gắng học tập cho tôi, cho phần của chị tôi, vì bố, vì em và vì ước mơ của tôi nữa - Ly rưng rưng. Tạm thời cách xa bố, chị gái và em trai, Ly khăn gói quần áo lên huyện Kỳ Sơn ở với bác ruột và tại trường THPT Kỳ Sơn em đã quyết tâm thực hiện con đường học tập, mơ ước trở thành nhà ngoại giao. Ngoại ngữ chính là chìa khoá thành công mà em cần đạt tới để thực hiện ước mơ. Với sự nỗ lực của bản thân, sự quan tâm giúp đỡ của thầy, cô, bạn bè, ngoại ngữ của Ly ngày càng tiến bộ rõ rệt. Ly tận dụng mọi khoảng trống thời gian để bù đắp những kiến thức còn thiếu hụt. Chính ý thức tự giác và lòng quyết tâm thi đỗ vào khoa ngôn ngữ trường Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội đã giúp Ly bước đầu chạm tới thành công để theo đuổi ước mơ.

 

Gặp lại Ly giữa cái nắng bỏng rát cuối hè ngay khi vừa có kết quả thi đại học, ánh mắt em lấp lánh niềm vui. Em còn tự hào khoe cậu em trai cũng vừa đỗ điểm rất cao vào lớp 10 chuyên toán của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Nhưng nỗi lo lắng cũng theo Ly mỗi ngày vì em chưa biết mình sẽ tiếp tục con đường đại học 4 năm phía trước sẽ ra sao? 

 

Những trăn trở đầy nhân văn

 

Sống trong khó khăn một thời gian dài, Vị muốn thoát khỏi cái nghèo, xây dựng một cuộc sống no đủ. Em đang ấp ủ và thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình là trở thành một cán bộ quản lý giỏi. Hơn nữa, Vị muốn đền đáp công ơn nuôi dạy của bố mẹ, muốn bố có một cuộc sống tốt hơn khi tuổi già và em có cơ hội khẳng định mình trong xã hội, góp sức xây dựng quê hương.

 

Đối với Ly, em mơ ước trở thành một nhà ngoại giao giỏi - ước mơ ấp ủ của em từ thủa nhỏ và cũng là sự kỳ vọng của bố về em. Em sẽ được đi nhiều nước trên thế giới, được mở mang nhiều kiến thức bổ ích và em sẽ là một đại sứ trong tương lai kết nối, quảng bá những hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên chính trường quốc tế.

 

 

 

                                                                       Hoài Thu

                                                            (Tỉnh Đoàn Thanh niên)

 

 

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục