Được sự quan tâm của các cấp, ngành, trường THCS Quý Hoà, thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn luôn đạt thành tích về giáo dục mũi nhọn và GD đại trà. Hàng năm, trường luôn có từ 3-5 em học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh (có học sinh đoạt giải ba cấp tỉnh).
(HBĐT) - Đầu tháng 1/2013, Sở GD&ĐT đã có Quyết định số 112 về việc thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn” 2013- 2014 trên địa bàn tỉnh. Đây là sự tiếp nối một cách bài bản hơn những quan tâm, đầu tư của toàn ngành đối với sự nghiệp GD&ĐT vùng khó khăn, vùng ĐBKK, nhất là các xã vùng sâu, cao, lòng hồ sông Đà. Qua đó, chất lượng giáo dục nơi này được nâng lên, hoà vào bước phát triển của sự nghiệp GD toàn tỉnh. Sau 1 năm, thực hiện, “Năm giáo dục vùng khó khăn” đã đạt được những dấu ấn đáng kể, tạo động lực cho năm tiếp theo.
Để các bước triển khai theo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả thực chất, ngành đã tăng cường chỉ đạo; ban hành kế hoạch cùng các văn bản có tính định hướng ngay từ đầu năm, thành lập BCĐ, tổ giúp việc cùng các hoạt động tuyên truyền sâu rộng tới cơ sở. Ngành đã đưa nội dung thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn” là nội dung trọng tâm trong năm học để chỉ đạo và có nhiều giải pháp triển khai, thực hiện. Ngành đã phát động phong trào thi đua với chủ đề “quan tâm, giúp đỡ giáo viên, học sinh vùng khó khăn”; hầu hết các trường vùng khó khăn đều được các trường vùng thuận lợi kết nghĩa. Nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai (tặng quà, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, giao lưu VH-TT). Đồng thời, có sự chỉ đạo sát với thực tiễn, ngành GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường trực thuộc đã tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động như tăng cường kiểm tra, thanh tra nhằm điều chỉnh, giúp các trường khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà trường, công tác dạy và học. Cùng với việc giúp các nhà trường đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo, ngành GD&ĐT đã chú trọng tới xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Ngành GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ quản lý trong toàn ngành và xét tuyển biên chế cho 100 giáo viên MN, tin học, nhân viên kế toán, thư viện, thiết bị, văn thư, y tế học đường cho các trường trên địa bàn. Các huyện, thành phố đã chọn cử cán bộ quản lý, giáo viên vùng đặc biệt khó khăn đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như huyện Lạc Sơn cử trên 50 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng, đào tạo với nhiều chuyên ngành, trình độ khác nhau. Huyện Cao Phong chọn cử 184 cán bộ, giáo viên đi học các lớp lý luận chính trị, CĐ, ĐH nhằm nâng chuẩn. Các phòng GD&ĐT đã chủ động bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bổ sung cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm huyết cho các trường vùng đặc biệt khó khăn. Chuẩn bị cho năm học 2013-2014, Lạc Sơn điều động 45 CBQL, giáo viên có kinh nghiệm, là giáo viên dạy giỏi các cấp đi tăng cường cho các trường vùng ĐBKK. Bên cạnh đó, ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng khó khăn, vùng ĐBKK. Song hành với các nội dung chương trình công tác khác, ngành đã huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục vùng khó khăn. Nhiều địa phương đã thể hiện được sự nỗ lực và tinh thần vượt khó, chăm lo, đầu tư cho các trường vùng khó khăn. Huyện Lạc Sơn tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường với tổng kinh phí trên 11 tỷ đồng. Huyện Yên Thủy đầu tư xây dựng 1 nhà hiệu bộ, 14 phòng học, 2 nhà vệ sinh, 1 công trình nước sạch cho các trường vùng khó khăn. Bằng ngân sách huyện và từ dự án, huyện Cao Phong đã đầu tư cho các trường vùng khó khăn 19,7 tỷ đồng (lớp học, công trình phụ trợ). Năm qua, tổng kinh phí đầu tư cho các xã vùng 135 của huyện Mai Châu 9.891 triệu đồng. Số kinh phí mà Tân Lạc dành xây dựng nhà đa năng, nhà hiệu bộ, phòng học chức năng, hạng mục phụ trợ cho các trường vùng khó khăn 19.282 triệu đồng. Nhiều huyện tiếp tục đầu tư xây dựng trường học vùng khó khăn đạt chuẩn quốc gia gắn với nâng cao chất lượng giáo dục. Đã có một số trường vùng khó khăn thuộc một số huyện như Lạc Sơn (MN), Cao Phong (tiểu học Yên Lập) đạt chuẩn quốc gia.
“Năm giáo dục vùng khó khăn” được ngành GD&ĐT phát động đúng thời điểm nhằm tạo bước đột phá mới trong ngành giáo dục để hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn, là tiền đề để tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà vùng khó khăn có chuyển biến khá rõ nét. Công tác PCGD từng bước được nâng cao và duy trì bền vững. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường vùng khó khăn tiếp tục được đầu tư và tạo cho cảnh quan trường lớp có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, ngành cũng nhìn ra được những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Năm 2014, ngành GD&ĐT đã xác định rõ 6 nhiệm vụ và các nhóm giải pháp nhằm thực hiện thành công “Năm giáo dục vùng khó khăn” năm 2014.
Bùi Huy
(HBĐT) - Ở tận cuối con đường đất gập ghềnh sống trâu, nổi bật giữa vườn mía trắng, chúng tôi đã thấy thấp thoáng mái tôn xanh và màu sơn tường vàng của trường mầm non Họa Mi. Giữa lao xao tiếng cười nói, trong hanh hao nắng vàng đầu xuân, đôi má em bé nào cũng ửng hồng xinh xắn với nụ cười trên môi với ánh mắt sáng trong veo hy vọng. Xuân này, người dân 2 xóm vùng đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn là xóm Dối và xóm Bình Tiến (xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn) phấn khởi hơn, vui hơn khi trường mầm non khanh trang, sạch đẹp được hoàn thành đưa vào sử dụng.
(HBĐT) - Ngày 21/1, Sở GD & ĐT tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan Sở GD & ĐT năm 2014.
(HBĐT) - Ngày 21/1, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã hỗ trợ 20 triệu đồng xây dựng thư viện trường PTCS Thượng Tiến (xã Thượng Tiến – Kim Bôi). Số tiền sẽ được nhà trường dùng vào việc mua SGK, sách tham khảo, báo, tạp chí, đồ dùng giáo dục trực quan.
(HBĐT) - Sáng 22/1, đoàn công tác của Báo Dân tộc và phát triển, Trung tâm đào tạo và GD nhân đạo(Hội khuyến học Việt Nam), Sở GD&ĐT, Hội Khuyến học tỉnh và hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2013 Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đến thăm, tặng quà cho cô, trò lớp GD đặc biệt ở tổ 14, phường Tân Thịnh (thành phố Hoà Bình).
(HBĐT) - Ngày 21/1, trường Cao đẳng nghề Hoà Bình tổ chức tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Hình ảnh người dân xóm Quáng Trong, xã Đông Phong (Cao Phong), hay các hội viên Hội khuyến học các xã, thị trấn ở Tân Lạc, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn... trong ngày hội “nuôi lợn nhựa khuyến học” đã tạo nên nét đẹp trong công tác khuyến học, khuyến tài tỉnh ta. Đó những biểu hiện của sự quan tâm, chăm lo của xóm, bản, gia đình đối với việc học của con em mình. Với việc nuôi hàng chục nghìn con lợn nhựa cùng hàng trăm triệu đồng tiết kiệm, con em đến trường có thêm sự đủ đầy về sách, bút hay áo ấm trong những ngày đông lạnh...