Ảnh: X.H

Ảnh: X.H

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề xuất đề án đổi mới đào tạo đối với các trường sư phạm, xây dựng khung chương trình hướng đến việc đào tạo những giáo viên tương lai có đầy đủ năng lực và phẩm chất thích hợp với những thay đổi của giáo dục trong tình hình mới.

 

Tại Hội thảo “Đổi mới mô hình đào tạo và chương trình đào tạo của các trường đại học sư phạm” có sự tham gia của đại diện các trường đại học (ĐH) sư phạm diễn ra tại Hà Nội, trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã đưa ra đề xuất một khung chương trình đào tạo mới dành cho sinh viên ngành sư phạm.

PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội đánh giá: Mô hình đào tạo, chương trình, giáo trình đào tạo sinh viên sư phạm cho đến thời điểm này đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trước những đòi hỏi mới của ngành giáo dục. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Minh, quan điểm về đổi mới chương trình đào tạo sư phạm hiện nay được xây dựng trên quan niệm mới về người giáo viên và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục đất nước để đào tạo những giáo viên có năng lực phát triển bản thân để thích hợp với những thay đổi trong giáo dục.

Khung chương trình đào tạo mới gồm những nội dung đề cập đến cấu trúc giữa chương trình cơ bản và chương trình nghiệp vụ, năng lực dạy học tích hợp và phân hóa,... nhằm hình thành cho người học những phẩm chất và năng lực cần thiết cho hoạt động giáo dục. Sinh viên sư phạm sẽ được đào tạo chuyên môn, không chỉ đơn ngành theo các ngành học mà còn là các môn học đáp ứng cho xu hướng tích hợp các ngành: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Tin học và Công nghệ... Ngoài ra, chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm cũng sẽ được tăng lên về thời lượng và bao gồm cả kỹ năng kiểm tra, đánh giá và quản lý. Từ đây, các đại biểu và các nhà giáo đã có những phân tích cụ thể để xây dựng một mô hình đào tạo tối ưu trong đào tạo sinh viên ngành sư phạm.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Việc đổi mới chương trình đào tạo giáo viên của các trường sư phạm không chỉ nhằm phát triển nghiệp vụ mà cả năng lực và phẩm chất của họ. “Giáo viên được đào tạo để thích ứng với nhiều chương trình của giáo dục sẽ liên tục thay đổi trong tương lai. Phải đào tạo giáo viên có năng lực tích hợp, năng lực phân hóa để đáp ứng yêu cầu dạy học ở phổ thông là tích hợp sâu, phân hóa mạnh.”

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đặt ra các vấn đề về đào tạo tín chỉ sao cho phù hợp. Một số ý kiến cho rằng, để có thể hình thành năng lực của sinh viên như yêu cầu đặt ra, số lượng tín chỉ cần tăng lên từ 130 tín chỉ như hiện nay thành 150 tín chỉ. Tuy nhiên, cũng nhiều đại biểu cho rằng, để phù hợp với việc giảm tải ở chương trình phổ thông, đào tạo giáo viên phổ thông cũng cần giảm tải. Dù còn nhiều ý kiến trao đổi, các đại biểu đều thống nhất cần tăng thời lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm lên thêm 25% và đặc biệt chú trọng đào tạo phẩm chất, đạo đức của giáo viên.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, có thể tăng chương trình đào tạo giáo viên lên 150 tín chỉ, và có thể điều chỉnh trên thực tế, nhưng cũng chỉ nên giới hạn học trong bốn năm, không nên kéo dài thêm. Ông cũng đặt ra vấn đề hình thành phẩm chất cho sinh viên sư phạm thông qua những trải nghiệm thực tế: “Để hình thành những phẩm chất của một nhà giáo, cố gắng trong hợp phần đào tạo phải đưa sinh viên vào trải nghiệm thực tế, qua đó hình thành những phẩm chất cần thiết”- Thứ trưởng cho biết.

 

                                                                    Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục