Cô học trò nghèo Lê Thị Yến Nhi là một trong hai thủ khoa toàn quốc năm nay.
Đến thời điểm này, cùng với nữ sinh Bùi Thị Cẩm Thùy (tỉnh An Giang), Lê Thị Yến Nhi (học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Quốc Học, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là hai thí sinh trở thành thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp THPT toàn quốc với số điểm gần như tuyệt đối 39,5. Yến Nhi có kết quả thi tốt nghiệp rất ấn tượng: văn 9,5 điểm, còn ba môn Toán, Lý, Anh Văn đều đạt điểm 10.
Có trong tay giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh và chín năm liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi, Yến Nhi (quê ở Hải Lăng, Quảng Trị) đăng ký thi và đỗ vào Trường THPT chuyên Quốc học Huế. Những ngày đầu ở ký túc xá của trường, em bỡ ngỡ, lo lắng vì không có gia đình bên cạnh. Ba mẹ em cứ day dứt mãi khi ít có điều kiện vào Huế chăm con, nhưng Nhi đã rất nghị lực khiến bố mẹ yên tâm là lúc nào Nhi cũng vui vẻ, lạc quan và chăm chỉ học hành. Ba năm học ở Trường chuyên Quốc Học, Yến Nhi là một trong những học sinh xuất sắc của trường khi điểm trung bình cả năm thường trên 9,0 điểm.
Thương bố mẹ ở quê vất vả lam lũ với nghề nông lại đau ốm liên miên nhưng hằng tháng phải tích cóp nhặt nuôi hai anh em ăn học, nên cô bé phải tằn tiện từng đồng để sống, học tập nơi xa nhà. Yến Nhi bộc bạch: “Nhà em thuộc hộ cận nghèo nên ba mẹ rất khó khăn khi hằng tháng phải chu cấp tiền cho em và anh trai đang học Trường đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Cả ba năm học phổ thông, em được nhận học bổng học sinh nghèo vượt khó của Tập đoàn Vincom và học bổng dành cho học sinh giỏi của nhà trường nên bố mẹ cũng đỡ một phần vất vả”.
Khi biết mình đỗ thủ khoa, Yến Nhi khá bất ngờ. Nhi tâm sự: “Lớp em đa phần đều tốt nghiệp loại giỏi, thấy mình làm bài khá tốt vì hầu hết các môn thi đều là môn trong khối học, song không nghĩ mình được cao điểm như vậy”.
Yến Nhi (bên phải) cùng bạn học ở trường đang ôn bài để thi đại học.
Nói về người bạn thân của mình, Hoàng Thị Quỳnh Phương (học sinh cùng lớp tại Trường Quốc học) kể: Nhi là một trong những bạn vượt khó học giỏi của lớp. Bạn ấy luôn tận tâm với bạn bè, sống hòa đồng và luôn chia sẻ những kiến thức của mình với các bạn. Dẫu sống xa nhà, gặp nhiều khó khăn nhưng Nhi rất lạc quan, vui vẻ, tham gia nhiệt tình các hoạt động của trường, của lớp. Mọi người rất quý bạn ấy”.
Phương châm của Nhi là học tập trung, chơi hết mình và không tạo áp lực cho bản thân. Bí quyết học giỏi của Nhi là ở lớp tập trung nghe giảng bài và hiểu bài ngay trên lớp. Về nhà em học lại và làm tất cả bài tập, sau đó tranh thủ học thêm bài học cho ngày hôm sau và tự giải các bài tập nâng cao. Ngoài học tập, Nhi còn có niềm đam mê bóng đá và xem đó là phương pháp xả stress hiệu quả. Yến Nhi không chỉ học giỏi mà khá tinh nghịch, nhiệt tình trong các hoạt động xã hội của trường, của lớp.
Giờ đây, tạm gác niềm vui trước mắt, cô học trò nghèo Yến Nhi đang dốc sức ôn luyện với quyết tâm thi vào hai trường đại học thuộc Đại học Đà Nẵng. Đó là ngành Quản trị sự kiện và lễ hội của Trường đại học Kinh tế và ngành Quốc tế học của Trường đại học Ngoại ngữ. Ước mơ của Nhi là sẽ cố gắng học thật giỏi, thi đậu đại học để sau này ra trường có việc làm, góp phần hỗ trợ cuộc sống gia đình.
Theo Báo ND
(HBĐT) - Năm học 2013-2014, cô giáo Quách Thu Ngọc, trường THCS Bãi Lạng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), đoạt giải nhất môn tiếng Anh tại Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Trong niềm vui của người vừa trải qua một năm học có nhiều “mùa quả ngọt” của sự nghiệp “trồng người”, cô chia sẻ: tại môi trường công tác, chúng tôi có nhiều cơ hội để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với tự học, tự bồi dưỡng, chúng tôi còn được tạo điều kiện tham gia các lớp chuyên đề, hội thảo, hội giảng các cấp, được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Dấu ấn về thành tích này là động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu, cố gắng trong thời gian tới.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Đà Bắc có 39 cơ sở đoàn và chi đoàn trực thuộc với 164 chi đoàn. Tổng số ĐV -TN trong độ tuổi 11.250 đồng chí, tập hợp thường xuyên trên 10.000 đồng chí. Sau hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết số 25 của BCHT.Ư Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ CNH -HĐH”, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên đã có những chuyển biến rất tích cực.
(HBĐT) - Nếu so với các huyện, thành phố khác trong tỉnh, huyện Mai Châu gặp khó khăn hơn nhiều trong công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Bên cạnh những cái khó chung như cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy và học, về đội ngũ..., Mai Châu gặp nhiều rào cản mang tính đặc thù như chất lượng GDMN ở các xã vùng đồng bào dân tộc Mông (Hang Kia, Pà Cò), xã lòng hồ Tân Dân còn nhiều hạn chế so với nhiều trường khác trong huyện. Ngay như Tân Dân - xã vùng lòng hồ sông Đà, có nhiều chi điểm lẻ rải rác; việc nắm bắt tình hình hoặc để có thể tập trung đầu tư cho “nên tấm, nên món” cũng là điều nan giải. Cũng vì thế, trước đây, một số xã vùng khó khăn của huyện đã về đích muộn hơn so với các xã trong huyện cũng là điều dễ hiểu...
Chỉ ngày đầu tiên chấm thi tốt nghiệp THPT môn văn đã thấy nhiều vấn đề trong bài làm của thí sinh qua việc "cọ xát" với đề thi theo hình thức đổi mới.
(HBĐT) - Trao đổi với các thí sinh sau khi đã kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thì hầu hết các em đều có đánh giá đề thi các môn khá vừa sức với bản thân. Theo ghi nhận của phóng viên, có một số môn thi các em hoàn thành tốt bài thi khi thời gian vẫn còn như môn toán học, vật lý.
(HBĐT) - Với 526 thí sinh thi môn ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga), cùng 3379 thí sinh GDTHPT và GDTX thi môn sinh học vào sáng 4/6 đã khép lại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014.