Đông đảo người lao động đã được thu hút vào làm việc tại Chi nhánh Công ty may Việt – Hàn.
(HBĐT) - Qua đào tạo nghề có 70% lao động tự tạo được việc làm. Điều quan trọng hơn là đã thay đổi quan niệm, hành vi của lao động nông thôn về học nghề và tạo việc làm trong tình hình hình hiện nay. Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Duy Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc khi nói về tình hình triển khai, thực hiện Đề án 1956 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trên địa bàn.
Xác định rõ những khó khăn gặp phải như: Trung tâm dạy nghề mới được đầu tư nâng cấp, chưa đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để đi vào hoạt động. Thiếu giáo viên cơ hữu để thực hiện công tác giảng dạy và thiếu nguồn kinh phí… những năm qua, huyện Tân Lạc đã phát huy sự sáng tạo, linh hoạt để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Sự sáng tạo đó được thể hiện ở việc làm cụ thể đó là: Thay vì huy động người dân đến Trung tâm dạy nghề huyện để học tập, huyện đã tổ chức các lớp dạy nghề tại cở sở. Nơi dạy nghề có thể là trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa và cũng có thể là một doanh nghiệp hoặc một cơ sở sản xuất nghề truyền thống. Cách làm này vừa tiết kiệm được kinh phí hỗ trợ cho người lao động, vừa thu hút được đông đảo người lao động tham gia học nghề. Sau khi học nghề, lao động được nhận vào làm việc tại chỗ, được bao tiêu sản phẩm. Với cách làm này, năm 2011 từ tổng nguồn kinh phí 450 triệu đồng, huyện đã thực hiện đào tạo nghề cho 249 lao động. Năm 2012, tổng kinh phí 200 triệu đồng, đã đào tạo cho 129 lao động. Năm 2013, với nguồn kinh phí 500 triệu đồng, đã có thêm 265 lao động được học nghề. Để phát huy hiệu quả Đề án 1956, các cơ sở dạy nghề trong huyện đã tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung của đề án, vận đọng nông dân tham gia học nghề, tư vấn miễn phí cho nông dân về dạy nghề. Dựa vào điều kiện của địa phương và khảo sát nhu cầu học nghề của người dân huyện Tân Lạc đã chọn dạy 3 nghề chính đó là: trồng chọt, chăn nuôi và may công nghiệp. Sau khi học nghề, hầu hết người lao động đã tự tạo được việc làm, hoặc tham gia vào các doanh nghiệp, HTX. Để gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động huyện đã xây dựng được mô hình dạy nghề dệt thổ cẩm. Qua đó đã thành lập được 2 HTX duy trì hoạt động hiệu quả SX-KD đó là: Hợp tác xã Vọng Ngàn xã Mãn Đức và HTX Suối 2 xã Thanh Hối. Với mô hình trồng trọt, đã khơi dậy được phong trào phát triển kinh tế từ các loại cây có múi ở các xã Địch Giáo, Thanh Hối, Mãn Đức. Mô hình chăn nuôi phát triển ở nhiều xã như: Ngọc Mỹ, Mỹ Hòa, Địch Giáo, Phú Cường… Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp có 75,4% hộ sau khi học nghề được vay vốn từ Ngân hàng CSXH và quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Tuy nhiên, đánh giá lại kết quả thực hiện Đề án 1956, huyện cũng đã chỉ rõ những điểm tồn tại, hạn chế đó là: Mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn mới thành lập còn nhỏ lẻ thiếu trang thiết bị, thiếu giáo viên có trình độ phù hợp. Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề còn thấp. Số doanh nghiệp trên địa bàn còn ít, nhu cầu tuyển dụng chưa nhiều, dẫn đến sự phối hợp của doanh nghiệp trong công tác dạy nghề lao động nông thôn chưa cao. Một số ngành nghề sau khi đào tạo khó tìm kiếm được việc làm. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách của T.Ư và địa phương bố trí cho công tác dạy nghề còn hạn chế. Một bộ phận người lao động chưa nhận thức đầy đủ về công tác đào tạo nghề…
Xác định rõ những tồn tại hạn chế này, trong thòi gian tới huyện Tân Lạc đã đề ra giải pháp cụ thể: có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Tăng cường chỉ đạo việc lồng ghép các chương trình, dự án và huy động nguồn lực khuyến công, chương trình dạy nghề cho phụ nữ, dự án ổn định dân cư vùng lòng hồ sông Đà… để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời, có chính sách tốt hơn để người dân được vay vốn kinh doanh được thuê đất, ao hồ làm phương tiện SX-KD phát trển kinh tế bền vững.
Thúy Hằng
Xin ôn lại nhận định cơ bản của Kant: "Một trong những vấn đề khó khăn nhất của giáo dục là làm sao hợp nhất việc con người vừa phải phục tùng sự cưỡng bách, vừa có năng lực sử dụng sự tự do của mình (...).
Hôm qua, thí sinh dự thi khối A, A1 đã hoàn tất 2 môn toán, lý. Điều khác biệt của đề thi năm nay là không có phần bắt buộc và tự chọn như mọi năm. Nhìn chung giáo viên và thí sinh cho rằng đề thi đã có tính phân hóa cao.
Sáng 5/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đi kiểm tra công tác tổ chức thi tại trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội. Ngoài việc hỏi han, động viên thí sinh làm bài tốt, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng bất ngờ “chất vấn” một thí sinh khi phát hiện một chiếc đồng hồ “lạ”.
Các thí sinh ở trọ ngay tại điểm thi Trường THCS Quang Trung, (Hà Nội). Phòng học được sử dụng để cho sĩ tử thuê trọ là phòng dành cho các lớp bán trú.
Sáng nay 4/7, hơn 571.000 thí sinh cả nước đến các điểm thi dự thi môn Toán trong đợt 1 kỳ thi ĐH năm 2014. Trước đó, trong ngày làm thủ tục dự thi, Hội đồng tuyển sinh các trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến làm thủ tục dự thi.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình "Chuyến xe mơ ước, tiếp sức mùa thi năm 2014", sáng ngày 2/7, tại Trung tâm hoạt động TTN đã diễn ra buổi gặp mặt các thí sinh dự thi đại học đợt 1,2 có hoàn cảnh khó khăn.