Các học viên tham gia lớp tập huấn.
(HBĐT) - Chiều 28/8, tại trường THPT Ngô Quyền, Ban điều hành đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm, giai đoạn 2008- 2015” tỉnh, Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức tư vấn kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên đô thị. Trên 500 ĐV - TN trên địa bàn thành phố đã tham gia chương trình.
Tại chương trình tư vấn, Tiến sỹ, chuyên gia Vũ Việt Anh, Tổng Giám đốc Học viện Thành Công (Hà Nội) đã cung cấp cho ĐV - TN các kỹ năng cần thiết khi tham gia tuyển dụng tại các cơ quan, doanh nghiệp như: kỹ năng thuyết trình, phỏng vấn và tham dự phỏng vấn, lựa chọn nghề nghiệp, kỹ năng xin việc, lắng nghe, tiếp cận, đàm phán... Thông qua đó giúp các ĐV - TN nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, việc làm; định hướng cho ĐV - TN lựa chọn nghề nghiệp thích hợp, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về học nghề - lập nghiệp; giúp ĐV - TN chủ động hơn trong đăng ký tìm việc sao cho phù hợp với điều kiện, năng lực bản thân để ổn định cuộc sống.
Hải Yến
(HBĐT) - Ngày 26/8, trường THCS Noong Luông (Mai Châu) đã tổ chức khai giảng năm học 2014 - 2015 và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
(HBĐT) - Huyện Yên Thủy hiện có 6 xã thuộc vùng khó khăn với 17 trường MN, TH và THCS. Nhiều năm qua với nỗ lực của các cấp uỷ, chính quyền và đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, các trường nơi đây đã và đang từng bước xoá dần khoảng cách chất lượng với các trường vùng trung tâm.
(HBĐT) - Từ năm 1996, tại xã Mường Chiềng, trường PTDTNT THCS B huyện Đà Bắc đã là “tổ ấm” thứ 2 của học sinh các dân tộc vùng cao thuộc 9 xã nơi đây. Nhà trường luôn thể hiện sự nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của các cấp uỷ, chính quyền và bậc phụ huynh, học sinh.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ thực hiện Đề án 1956, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân vừa khai giảng 3 khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc với 90 học viên theo học.
(HBĐT) - Năm học này, trường TH Đoàn Kết (Đà Bắc) có 23 lớp học, trong đó, trường chỉ có 14 phòng học kiên cố, 7 phòng học tạm và 2 phòng học nhờ. Ngoài chi chính, các lớp học thuộc các chi phụ đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Thầy giáo Lường Đình Thế, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Do địa bàn rộng, đường giao thông đi lại khó khăn nên từ nhiều năm nay, nhà trường vẫn phải duy trì các lớp học cắm bản, trong đó, chủ yếu là các lớp ghép. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, từ nguồn vốn chương trình 747, các điểm trường của xã đã được đầu tư xây dựng từ năm 1998. Tuy nhiên, do thời gian xây dựng đã lâu nên đến nay, các công trình này đều đã xuống cấp nghiêm trọng.
(HBĐT) - Ngày 13/5/2014, UBND tỉnh có Kế hoạch số 37 triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” tỉnh Hòa Bình. Để có cái nhìn rõ nét hơn về KH số 37, Báo Hòa Bình trao đổi với ông Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh xung quanh nội dung trên.