Cán bộ lãnh đạo UBND xã găp gỡ, trao đổi với cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Địch Giáo (Tân Lạc) trước thềm năm học 2014-2015.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Đình, Chủ tịch UBND xã Địch Giáo (Tân Lạc) cho biết: Trên địa bàn xã có 3 trường học. Năm 2013, trường tiểu học Địch Giáo đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Các trường khác cũng đang tích cực phấn đấu theo các tiêu chuẩn của một trường chuẩn quốc gia.
Trong hành trình để trở thành trường chuẩn quốc gia, nhiều năm qua, trường tiểu học đã nhận được sự đồng hành của các cấp ủy, chính quyền, nhân dân cùng nhiều tập thể, cá nhân có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Thầy Trần Văn Tuân, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Bà con đã đóng góp ngày công, kinh phí để cải tạo, làm mới, khuôn viên trường. Trường được như hôm nay, có công sức, tâm huyết của nhiều cấp, nhiều ngành và toàn dân. Để công tác này đạt chất lượng, xã, nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong toàn dân, cùng phấn đấu song hành các tiêu chí: vừa nâng cao chất lượng giáo dục, vừa quan tâm chăm lo về cơ sở vật chất, trường lớp... Chủ trương về xã hội hóa giáo dục của Nhà nước gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia được xã triển khai sâu rộng trong cộng đồng. Liên tục trong 2 năm học gần đây, phụ huynh HS và ĐV -TN xã đã ủng hộ 2.363 ngày công, trị giá trên 118,1 triệu đồng san lấp tạo sân chơi, bãi tập, cải tạo cảnh quan môi trường. Nhiều phụ huynh đã góp kinh phí được trên 28 triệu đồng mua chậu cảnh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Đảng ủy, HĐND và UBND xã huy động nhân dân được gần 145 triệu đồng tu sửa 6 phòng học, đổ trên 80 xe đất cải tạo mặt bằng bãi tập... Điều mừng là nhiều tập thể, cá nhân, DN trong và ngoài huyện đã dành tâm huyết cho nhà trường bằng nhiều việc làm thiết thực như quan tâm tạo cảnh quan môi trường, tặng quà cho nhà trường và HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập, ủng hộ máy tính, tivi, tủ sách, 1.305 đầu sách cho thư viện (trị giá 47, 2 triệu đồng).
Sức dân, lòng dân, cùng tâm huyết đối với sự nghiệp GD của đội ngũ CB -GV đã góp phần để nhà trường đạt các tiêu chí cần thiết của 1 trường chuẩn quốc gia. Những động lực đó còn giúp nhà trường tiếp tục có những thành tựu mới trong phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”. Năm học 2013 - 2014, trường có 82 HSG, chiếm 35%; HS tiên tiến có 87 em, chiếm 37%; 16 HSG cấp huyện và 3 HSG cấp tỉnh. 14 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp...
Cô Nguyễn Thị Thơm, Hiệu trưởng trường THCS nhấn mạnh: Bên cạnh sự đầu tư của tỉnh, huyện về cơ sở vật chất trường lớp, hiện trường đã có nhà 2 tầng với 8 phòng học, dãy phòng học 1 tầng, nhà hiệu bộ, trường đang được xã quan tâm, hỗ trợ thêm trong việc tu sửa, chỉnh trang môi trường khuôn viên. Năm học vừa qua, từ nguồn xã hội hóa, trường đã làm mới được sân khấu, bồn hoa cây cảnh. Hiện nay, xã tiếp tục có những huy động mới để nhà trường hoàn thiện tiếp các hạng mục như sân chơi, bãi tập, trang bị bàn ghế mới cho các phòng học... Được biết, bên cạnh sự ủng hộ về ngày công, kinh phí, xã còn dành cho trường sự động viên, khích lệ kịp thời như khen thưởng giáo viên, HS có thành tích trong dạy tốt - học tốt, tặng quà HS nghèo vượt khó. Vì vậy, hiện nay, chất lượng trường THCS Địch Giáo đã tạo được bước chuyển đáng kể. 2 năm học gần đây, trường có 47 HSG cấp huyện, 5 HSG cấp tỉnh. Nếu được đầu tư thêm một số hạng mục như phòng học bộ môn, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị máy tính... Trường có nhiều cơ hội để được công nhận trường chuẩn quốc gia vào thời gian tới.
Văn Tưởng
(HBĐT) - Thành lập từ năm 1947, với những tên gọi khác nhau, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã nổi tiếng với truyền thống hiếu học, là một trong những ngôi trường cung cấp nguồn lực cán bộ cho tỉnh. Dưới mái trường thân thương, lớp lớp các thế hệ giáo viên và học sinh nhà trường đã học tập, luyện rèn, tiếp thu trí tuệ, hun đúc tâm hồn, rèn luyện nhân cách, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ GD &ĐT; được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tin yêu và dành nhiều tình cảm tốt đẹp.
(HBĐT) - Những ngày này, các thế hệ thầy, cô giáo, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tràn ngập niềm vui và tự hào khi trường được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Trong chuỗi hành trình 67 năm xây dựng và phát triển, trường tiếp tục có được dấu son tươi thắm (1947-2014).
(HBĐT) - Ngày đầu thành lập (1994 - 1995), tổ lý - hóa - sinh chỉ có 9 giáo viên đảm nhiệm cả 3 bộ môn trên tổng số 20 lớp - một khó khăn rất lớn về nhân sự và về công việc. Bước đầu, các thầy, cô giáo giỏi, nhiều kinh nghiệm phải cập nhật và xây dựng chương trình mới dạy cho lớp chuyên, chương trình ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi các cấp và ôn thi đại học.
(HBĐT) - Cùng với sự phát triển của nhà trường, tổ văn - sử- địa ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, tổ văn có 17 giáo viên (9 thạc sĩ, 9 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 5 đảng viên); tổ sử - địa có 12 giáo viên (4 thạc sĩ, 5 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh). Hai tổ có 5 giáo viên là cốt cán của Sở GD &ĐT. Nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ chủ chốt của trường và trường bạn. Trong đó, phải kể tới nhà giáo ưu tú Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Hiệu trưởng nhà trường (1991-2001); nhà giáo ưu tú Đinh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Tuyết, cô Nguyễn Thị Bạch Yến... Hàng năm, 100% giáo viên tham gia nghiên cứu đề tài, viết sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả tốt. Riêng năm học 2013-2014, tổ có 6/10 đề tài sáng kiến được Sở GD &ĐT xếp loại A.
(HBĐT) - Mùa tựu trường, các em học sinh là con em các dân tộc trên mọi miền quê của tỉnh lại được về với tổ ấm thứ 2 của mình - trường PTDTNT THPT tỉnh. Mỗi em có một tâm trạng khác nhau. Bên cạnh niềm vui còn xen lẫn niềm tự hào về truyền thống của ngôi trường Anh hùng, trường chuẩn quốc gia, từng có 56 năm xây dựng và trưởng thành. Cùng với sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, giáo viên, sự thăng tiến về chất lượng là đổi mới về cơ ngơi, trường lớp ngày càng xanh, sạch, đẹp. Ngôi trường mà năm 1962, Bác Hồ đã về thăm, cùng lời dặn dò “Phải học tập mãi, cố gắng mãi, tiến bộ mãi” đã có diện mạo mới.