Trường phổ thông dân tộc nội trú Đà Bắc được đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu giảng dạy - học tập của giáo viên và học sinh.
(HBĐT) - Những năm gần đây, sự nghiệp GD-ĐT của huyện Đà Bắc có bước chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học từng bước được nâng cao.
Phương pháp dạy học và kiểm tra không ngừng được đổi mới. Huyện tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học chống mũi chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuỏi và phổ cập giáo dục THCS. Công tác xây dựng xã hội học tập và phát triển TTHT cộng đồng được quan tâm chú trọng. Tiêu chí giáo dục trong chương trình xây dựng NTM được triển khai có hiệu quả. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm, chất lượng CBGV từng bước được nâng cao. Các giải pháp thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn” đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn và đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Công tác quản lý, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, PBGDPL, tổ chức tư vấn học đường, hướng nghiệp cho học sinh được chú trọng tạo bước chuyển biến tích cực trong chấp hành nội quy, lối sống trong các nhà trường. Công tác giáo dục thể chất, y tế học học đường và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được quan tâm chăm lo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục về đức - trí- thể - mỹ. Cơ sở vất chất, trang thiết bị được tăng cường đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học trong các nhà trường.
Đồng chí Đinh Công Báo, Bí thư Huyện uỷ Đà Bắc cho biết: Để đạt được những kết quả đó, Đảng bộ huyện đã quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ-TW ngày 4/11/2013 của BCH T.Ư Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” thông qua xây dựng và thực hiện chương trình hành động và kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Với sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện uỷ, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong huyện đã tập trung lãnh đạo triển khai, quán triệt sâu rộng trong CBĐV và nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ ngành giáo dục về nội dung, yêu cầu, mục tiêu các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch của Trung ương, tỉnh và huyện. MTTQ và tổ chức đoàn thể, UBND các xã, thị trấn đã chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, nội dung và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, trong đó chú trọng địa bàn các xã vùng đặc biệt khó khăn, sâu, xa.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách đối với học sinh theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập, tiền ăn trưa, học sinh bán trú, tiền nhà và cơ chế thu, sử dụng học phí...được thực hiện kịp thời, nghiêm túc, chặt chẽ. Trung tâm GDTX mở và duy trì 6 lớp xóa mù chữ cho 12 học viên, 34 lớp sau xoá mù chữ cho 776 học viên, 6 lớp dạy tiếng dân tộc Dao cho 132 học viên và 1 lớp dạy tiếng dân tộc Tày cho 32 học viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBGV được quan tâm, chú trọng với tỷ lệ có trình độ đại học trong ngành GD-ĐT huyện chiếm 19,9%, cao đẳng và trung cấp chiếm 81,1%, hiện có 125 CBGV theo học các lớp vượt chuẩn. Qua đánh giá xếp loại CB,CC,VC, tỷ lệ xuất sắc đạt 51,16%, khá 39,8%, trung bình 8,6% và kém chiếm 0,44%.
Công tác xã hội hóa giáo dục và huy động các nguồn lực cho sự nghiệp GD-ĐT được các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tích cực hưởng ứng. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã huy động được 960 triệu đồng xây dựng quỹ phát triển giáo dục và quỹ khuyết học. Đã có 71 cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh giỏi được khen thưởng cùng nhiều phần quà động viên các trường, giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong giảng dạy, học tập. Theo đó, trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, sự nghiệp giáo dục của huyện đã có bước chuyển biến rõ nét. Trong bậc giáo dục mầm non, toàn huyện có 68 nhóm trẻ với tỷ lệ huy động đạt 31,9%; độ tuổi mẫu giáo tỷ lệ huy động đạt 99,6% và số trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm xuống còn 8,8%, thể nhẹ cân còn 5,7%, không có trẻ em bỏ học. Toàn huyện có 32 trường bán trú dân nuôi và 73 học sinh khuyết tật học hoà nhập. Đến nay, tỷ lệ người biết chữ từ 15 - 60 tuổi trong huyện đạt 92,2%, từ 15 -35 tuổi đạt 99,04%, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 10,43%. Đặc biệt, toàn huyện có 14 trường đạt chuẩn quốc gia gồm 3 trường mầm non, 7 trường tiểu học và 4 trường THCS.
Đức Phượng
(HBĐT) - Năm học 2014 - 2015, Trung tâm GDTX huyện Lương Sơn đón nhận gần 120 học viên vào lớp 10 với tổng số học viên toàn trung tâm trên 300 học viên gồm 3 khối lớp 10, 11, 12. Tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục, phát triển các loại hình phối hợp đào tạo kết hợp dạy kiến thức và dạy nghề, Trung tâm luôn nỗ lực, cố gắng đảm bảo duy trì, giữ vững quy mô trường, lớp, được ghi nhận là một trong những trung tâm vững mạnh trong hệ thống GDTX của tỉnh.
(HBĐT) - Tháng 8/1964, trước yêu cầu học tập của con em nhân dân vùng Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy... Bộ GD &ĐT quyết định thành lập trường cấp III Cù Chính Lan, nay là trường THPT Cù Chính Lan (Lương Sơn). Đây là trường cấp III thứ hai ở tỉnh ta tại thời điểm đó (sau trường THPT Hoàng Văn Thụ). Buổi ban đầu, trường có 3 lớp (77 học sinh). Từ đó đến nay, dù trải qua bao thăng trầm với nhiều tên gọi khác nhau, bao lần di chuyển địa điểm cùng muôn vàn khó khăn về cơ sở trường lớp nhưng các thế hệ thầy và trò nhà trường luôn phấn đấu làm theo lời Bác Hồ dạy “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt -học tốt.
(HBĐT) - Ngày 7/11, đoàn công tác của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực do tiến sĩ Đặng Xuân Hoan, Tổng thư ký Hội đồng đã khảo sát kết quả một năm thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH TW Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
(HBĐT) - Ngày 7/11, Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở GD&ĐT, Công ty Cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến Egame tổ chức hội nghị tập huấn và triển khai cuộc thi “Chinh phục vũ môn” năm học 2014 – 2015.
(HBĐT) - Đồng chí Phạm Thị Tuyết Anh, Chủ tịch công đoàn trường THPT Cù Chính Lan khẳng định: Cùng với sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của nhà trường trong suốt 50 năm qua, công đoàn nhà trường đã có những bước trưởng thành vượt bậc, ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB- GVNV).
(HBĐT) - Những năm qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên tổ Toán Lý Hóa Tin (tổ Tự nhiên) trường THPT Cù Chính Lan đã không ngừng được đào tạo, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, tổ có 21 cán bộ, giáo viên trong đó có 1 nguyên cứu sinh, 1 thạc sỹ, 1 học viên cao học, 100% có trình độ đh trở lên. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tổ luôn quan tâm sinh hoạt chuyên đề, thực hiện giáo án khó, trao đổi thảo luận ngoại khóa, thao giảng dự giờ, làm đồ dùng dạy học.