Lãnh đạo Sở GD&ĐT nhận cờ thi đua tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu năm học 2013 - 2014.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng của ngành GD&ĐT luôn bám sát vào những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung nhiệm vụ thi đua ở các đơn vị giáo dục trong tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Phóng viên Báo Hoà Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Trọng Đắc, TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT xung quanh việc triển khai thực hiện phong trào thi đua của ngành.
PV: Xin đồng chí cho biết các phong trào thi đua ngành GD&ĐT đã phát động trong thời gian qua?
Đồng chí Bùi Trọng Đắc: Trong những năm qua, ngành GD &ĐT phát động nhiều phong trào thi đua gắn với các ngày lễ lớn, nhiệm vụ từng năm học. Năm 2014, ngành đã phát động việc đẩy mạnh các phong trào thi đua chào mừng Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Thông qua các hoạt động kỷ niệm nhằm tuyên truyền về truyền thống yêu nước, khơi gợi và phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Động viên đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động, HS-SV năng động, sáng tạo, hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt, nghiên cứu khoa học và công tác tốt, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ngành giáo dục (15/10/1968 15/10/2013). Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03 ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị trong toàn ngành. Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và CVĐ “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Noi gương tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khó, tạo sự chuyển biến tích cực về rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tăng cường giáo dục đạo đức, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh và sinh viên...
PV: Trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, ngành đã rút ra bài học kinh nghiệm gì để đẩy mạnh phong trào trong những năm tiếp theo?
Đồng chí Bùi Trọng Đắc: Từ thực tiễn phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn vừa qua, Hội đồng Thi đua, khen thưởng ngành đã đúc rút một số bài học kinh nghiệm: Một là, về quan điểm, nhận thức, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cùng nhau đẩy mạnh Thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt. Các đơn vị, trường học, cán bộ quản lý giáo dục, chi bộ Đảng trường học, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể có quan điểm, nhận thức đúng đắn về vai trò của phong trào thi đua và công tác khen thưởng thì đơn vị, trường học để gắn với các nhiệm vụ GD&ĐT, các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Hai là cần chủ động đổi mới công tác thi đua, khen, thưởng phù hợp với quy định và tình hình mới. Tiếp tục thực hiện triệt để các nội dung Chỉ thị số 34 ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 34 BTV Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Ba là nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng, tiếp tục đưa Luật Thi đua khen thưởng vào cuộc sống. Đặc biệt là việc xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên viên có đủ năng lực, trình độ và tâm huyết với công tác thi đua, sự nghiệp GD&ĐT. Thực tế đã chứng minh ở đơn vị, trường học nào biết quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, biết đổi mới việc khen và thưởng phù hợp với thực tế khách quan thì ở đó phong trào thi đua đạt nhiều kết quả, lập nhiều thành tích và xuất hiện nhiều điển hình xuất sắc, gương người tốt, việc tốt hơn.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Hương Lan (thực hiện)
(HBĐT) - Hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội trường tiểu học Trần Quốc Toản (TPHB) đã tạo không khí thi đua sôi nổi, mạnh mẽ trong học sinh toàn trường. Mỗi đội viên luôn phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành một bông hoa “Nghìn việc tốt”. Nhờ đó, nhiều năm liền, Liên đội nhà trường được công nhận là Liên đội vững mạnh xuất sắc, được Hội đồng Đội các cấp khen thưởng.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 8.602 phòng học các cấp. Trong đó, 7.287 phòng kiên cố, chiếm 84,7%; 1.187 phòng bán kiên cố, chiếm 13,8%; phòng học tạm và các phòng học khác chiếm 1,5%. Ngoài ra, các trường học có 564 phòng thư viện, 394 phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn, 1.472 phòng ở của giáo viên. Đến hết năm 2014 có 216 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 29,6%. Cụ thể, bậc mầm non có 48 trường, tiểu học 104 trường, THCS 58 trường, THPT 6 trường.
(HBĐT) - Đến trường tiểu học Lạc Lương (Yên Thủy) hôm nay, có nhiều điều đáng để ghi nhận. Ngôi trường đã và đang được đầu tư đáng kể về cơ sở vật chất: khuôn viên thoáng, rộng, có nhiều cây xanh; trường có phòng tin học với 18 máy, phòng đọc, thư viện, phòng thiết bị cùng dãy nhà 2 tầng, bảo đảm cho việc giảng dạy, học tập của trên 400 CB, GV, NV và học sinh. Nhiều năm học gần đây, trường tiếp tục nỗ lực về nhiều mặt để khẳng định thế mạnh của 1 trường chuẩn quốc gia.
(HBĐT) - Ngày 23/1, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức bế mạc lớp tập huấn cán bộ năm 2015.
(HBĐT) - Trong những năm qua, trường Cao đẳng nghề Hòa Bình đã có những nỗ lực vượt bậc, từng bước đáp ứng nguồn nhân lực kỹ thuật trình độ cao đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Cùng với những thay đổi căn bản trong Luật Giáo dục nghề nghiệp vừa được thông qua, trong những năm tới đây, trường Cao đẳng nghề Hòa Bình kỳ vọng sẽ là một trong những đơn vị chủ lực thu hút đông đảo lực lượng thanh niên trong tỉnh tham gia đào tạo nghề phục vụ đắc lực cho sự phát triển KT -XH địa phương.
(HBĐT) - Năm 2014, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch và triển khai đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT), chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở.