Nhờ làm tốt công tác khuyến học, năm học vừa qua, xã Pà Cò (Mai Châu) đã huy động 100% trẻ trong độ tuổi đến trường, không có tình trạng trẻ bỏ học. ảnh: Giờ học ngoại ngữ của học sinh lớp 9, trường PT DTNT Pà Cò.

Nhờ làm tốt công tác khuyến học, năm học vừa qua, xã Pà Cò (Mai Châu) đã huy động 100% trẻ trong độ tuổi đến trường, không có tình trạng trẻ bỏ học. ảnh: Giờ học ngoại ngữ của học sinh lớp 9, trường PT DTNT Pà Cò.

(HBĐT) - Theo đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, thực hiện Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 theo Quyết định số 281 của Thủ tướng Chính phủ, trong năm qua, bên cạnh việc kiện toàn, xây dựng tổ chức hội các cấp, phát triển hội viên, các cấp Hội Khuyến học trong toàn tỉnh đã xây dựng và tổ chức nhiều phong trào hiệu quả như: Gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị khuyến học, học tập; tiếng trống khuyến học; nuôi lợn nhựa khuyến học; đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó thu hút đông đảo tập thể, cá nhân tham gia.

 

Hiện nay, tổ chức Hội Khuyến học đã được thành lập ở các cấp, ngành, 100% xóm, bản, tổ dân phố có chi hội khuyến học với trên 15, 8 vạn hội viên. Trong năm qua, các tổ chức Hội Khuyến học đã quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020. Nhiều địa phương đã thực hiện gắn phong trào này với các cuộc vận động khác như: xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, xây dựng nhà đại đoàn kết, xóa đói - giảm nghèo Đến nay, toàn tỉnh có 63.442 gia đình được công nhận Gia đình hiếu học; 285 dòng họ được công nhận Dòng họ hiếu học; 1.207 cộng đồng được công nhận Cộng đồng hiếu học. Thông qua các phong trào xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến như: gia đình ông Trần Quang Thông ở phố Lâm Hóa 1, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn), các con đều có trình độ tiến sĩ, thạc sỹ, bố mẹ trình độ cao đẳng; gia đình ông Bùi Văn Nỏm ở thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), các con đều có trình độ thạc sĩ, bố mẹ có trình độ đại học. Các dòng họ: Lò ở xã Chiềng Châu (Mai Châu), Quách ở xã Thanh Nông (Lạc Thủy), Hoàng ở xã Tân Vinh (Lương Sơn), Bùi ở xã Phong Phú (Tân Lạc) xây dựng và tổ chức nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài phù hợp, con, cháu trong dòng họ đều thi đua học tập và giành được thành tích cao, thi đỗ nhiều trường đại học. Cộng đồng hiếu học các xóm: Dân Tiến, xã Bao La (Mai Châu), Đoàn Kết, thị trấn Vụ Bản; Mới, xã Tuân Đạo (Lạc Sơn)  đã có nhiều hình thức khuyến học hiệu quả như: hỗ trợ học phí, gặp mặt biểu dương, tặng quà, khen thưởng những học sinh nghèo hiếu học, có thành tích học tập tốt, giành các giải cao trong các kỳ thi, thi đỗ cao đẳng, đại học Những điển hình này đã tạo động lực nhân rộng phong trào thi đua học tập của từng xóm, bản, khu dân cư.

 

Nhiều phong trào được phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo các tập thể, cá nhân hưởng ứng, điển hình là phong trào Nuôi lợn nhựa khuyến học và Ba đỡ đầu. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 30% gia đình và trên 70% dòng họ thực hiện việc nuôi lơn nhựa khuyến học. Đặc biệt như hội viên Hội Người cao tuổi tỉnh đã nuôi trên 4.500 con lợn nhựa, số tiền tiết kiệm hơn 3 tỷ đồng; huyện Lạc Sơn phát động nuôi 6.321 con lợn nhựa, thu trên 1,5 tỷ đồng; Hội Khuyến học xã Cao Thắng (Lương Sơn) nuôi được 118 con lợn nhựa, thu hơn 26 triệu đồng. Phong trào Ba đỡ đầu gồm: đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó, đỡ đầu học sinh giỏi thành tài, đỡ đầu học sinh khuyết tật vươn lên đã nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức, tập thể, tạo điều kiện cho nhiều học sinh nghèo, khó khăn tiếp tục học tập, vươn lên. Điển hình như Bộ CHQS tỉnh đã nhận đỡ đầu 51 học sinh, hỗ trợ hàng tháng từ 200 - 300 ngàn đồng; huyện Lạc Sơn giúp đỡ 42 học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Công ty CPĐTNLXD Hoàng Sơn nhận đỡ đầu 10 học sinh nghèo hiếu học, trợ cấp học bổng trong quá trình học tập từ bậc phổ thông đến hết đại học. Phong trào khuyến học, khuyến tài lan tỏa rộng khắp trong toàn tỉnh, bên cạnh các mô hình tại các trường học như: “Nuôi heo đất giúp bạn nghèo”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Hũ gạo tình thương”... còn nhiều hoạt động thiết thực khác tại các khu dân cư, gia đình, dòng tộc, doanh nghiệp, cá nhân, đoàn thể bằng hình thức tự nguyện đóng góp tiền của, thậm chí hiến đất, hoặc dành phần lớn diện tích nhà ở của mình để tổ chức dạy các lớp học bán trú, lớp học tình thương...

 

Đánh giá về phong trào khuyến học của tỉnh, đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh khẳng định: Công tác khuyến học của tỉnh đã và đang được các cấp, ngành quan tâm, từng bước xã hội hóa và được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Điều đó được chứng minh thông qua việc đóng góp xây dựng Quỹ khuyến học. Đến hết năm 2014, quỹ khuyến học các cấp trong toàn tỉnh đã thu được gần 20 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng so với năm 2013. Các cấp hội đã trao 32.039 suất học bổng, phần thưởng với trị giá trên 10,5 tỷ đồng. Trong năm 2015, Hội Khuyến học các cấp tập trung chuẩn bị và tiến hành tốt Đại hội các cấp của Hội. Đồng thời đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng hiếu học. Thực hiện nhiệm vụ khuyến tài ở cả 3 khâu: phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Tích cực xây dựng Quỹ khuyến học và đặc biệt là quan tâm nhiều hơn tới công tác khuyến học trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

                                                                   

 

                                                                        Đỗ Quyên

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục