Các thí sinh dự thi bài thi Đánh giá năng lực sáng 30-5. Ảnh: Quốc Toàn

Các thí sinh dự thi bài thi Đánh giá năng lực sáng 30-5. Ảnh: Quốc Toàn

Ngày đầu tiên diễn ra kỳ thi Đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học chính quy năm 2015 vào các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tỷ lệ thí sinh tham dự đạt mức cao, trung bình ở các cụm thi là 96%. Cách thức đánh giá theo hình thức mới dựa trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật này đã nhận được những phản hồi tích cực từ thí sinh.

 

Tỷ lệ thí sinh dự thi cao, các sự cố được khắc phục kịp thời

Chiều 30-5, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã có buổi họp báo, đưa ra thông tin về ngày đầu tiên diễn ra kỳ thi Đánh giá năng lực. Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐHQGHN, Trưởng Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐHQGHN cho biết:

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn – Trưởng Ban chỉ đạo tuyển sinh của ĐHQGHN năm 2015 cho biết, chỉ tính riêng trong sáng 30-5, tổng số thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực là hơn 6.500 em, số em có mặt gần 6.300 chiếm 95,52%. Điểm thi có tỷ lệ dự thi cao nhất đạt 97%, thấp nhất là 83,33%. Số thí sinh dự thi Ngoại ngữ có mặt là 13.250 trên tổng số đăng ký 14.590, chiếm 90,79%.

Theo thống kê sơ bộ, buổi chiều 30-5, 6247/6508 thí sinh đăng ký dự thi (chiếm 95,99%) đã có mặt để làm bài thi đánh giá năng lực. Điểm thi có tỷ lệ dự thi cao nhất là Hải Phòng, Nam Định - đạt 97,53%, thấp nhất là Đà Nẵng – đạt 91,67%. Trong ngày đầu tiên, không có thí sinh và cán bộ bị kỷ luật. Mọi công tác phục vụ kỳ thi được chuẩn bị rất chu đáo.

Ông Nguyễn Kim Sơn cho biết, đã có hơn 7000 máy tính được đưa vào hoạt động đúng theo dự kiến. “Quy trình thao tác của cán bộ đúng chuẩn, hệ thống điều hành các phần mềm, đường kết nối máy chủ tốt, hệ thống đã vận hành thông suốt dù thời tiết nóng khắc nghiệt”. Hệ thống máy móc phục vụ cho kỳ thi, hệ thống phần mềm thi hoạt động tốt, bảy địa phương không có cụm thi nào bị sự cố về điện, máy chủ và đường truyền.

Quan trọng nhất là những sự cố trong phòng thi đã được giải quyết tốt nhờ phương án dự phòng. Các vấn đề phát sinh trong buổi sáng được khắc phục kịp thời và đến buổi chiều công tác vận hành kỳ thi đã diễn ra theo xu hướng tốt hơn.

Sự cố cụ thể là trong buổi sáng đã có 47 trường hợp phải chuyển sang ca thi tiếp theo. Lý do thí sinh gặp phải một số trục trặc với máy tính như máy bị treo, thí sinh chưa sử thành thạo, truy cập rồi lại thoát ra...Có những lỗi thuộc về thí sinh, mặc dù có những lỗi sơ suất có thể không ảnh hưởng nhiều đến kết quả nhưng để bảo đảm vẫn bố trí cho các em thi vào buổi kế tiếp.

“Con số 47 thí sinh gặp sự cố trên tổng số hơn 6000 thí sinh dự thi nằm trong tầm kiểm soát chúng tôi có khả năng điều tiết. Nếu thí sinh chỉ có thao tác trục trặc vài phút thì chúng tôi chuyển sang máy tính khác ngay trong phòng thi. Mỗi phòng thi đều có 5%-10% máy tính dự phòng”.

Trong khi thi, nếu thí sinh gặp sự cố về máy tính hay những bất thường khác cần phải báo ngay cho cán bộ coi thi để được chuyển sang làm bài ở các máy dự phòng. Nếu sự cố kéo dài trên 10 phút các em sẽ được chuyển sang dự thi ở ca tiếp theo. Trước khi ra khỏi phòng thi, thí sinh phải nộp lại phiếu tài khoản, được biết điểm bài thi Đánh giá năng lực và ký vào danh sách phòng thi.

Ông Sơn cho biết thêm, qua hình thức thi kiểm tra đánh giá năng lực, thí sinh sẽ tự nhận thức được việc sẽ không có sự trợ giúp từ tài liệu, trợ giúp bên ngoài. Do vậy, thí sinh đã nghiêm túc làm bài thi. Trong suốt quá trình thi, an ninh được đảm bảo, không xảy ra sự cố về sức khỏe của thí sinh.

Một nghìn sinh viên tình nguyện được tham gia, vai trò tích cực trong việc chỉ dẫn về đường, tìm được phòng thi, góp phần quan trọng trong kỳ thi này. Sinh viên tình nguyện đã chuyển 1.200 suất cơm tới người thân thí sinh.

Các thí sinh đánh giá tích cực về hình thức thi mới

Theo ông Nguyễn Kim Sơn:“Mục tiêu quan trọng nhất của kỳ thi này là đánh giá được đúng năng lực của thí sinh”.

Thí sinh Vương Thanh Tú, Học sinh trường THPT Thăng Long ngay sau khi ra khỏi phong thi cho biết em đã đạt 106 điểm. “Quy trình hợp lý, dễ thao tác, em không gặp khó khăn nào trong buổi thi, em nghĩ kết quả của mình khá tốt”

Dự thi ở Phòng thi số 8, thí sinh Vũ Anh Tài cũng chia sẻ máy tính của mình đã hoạt động tốt. Em cho biết đề thi bám sát chương trình, tuy nhiên phần kiến thức Toán hơi khó, Văn dễ hơn. “Em đạt mức 77 điểm, là mức trung bình, nhưng cũng chưa thấy bạn nào được trên 100 điểm” – Tài nói.

“Bài làm phần Toán của em hơi bị thiếu thời gian. Em không gặp trở ngại gì về máy móc”- Thí sinh Nguyễn Ái Thanh, Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc nhận xét: “Đề ra khá đúng để đánh giá mức học của học sinh, có câu khó câu dễ. Em học Toán không tốt lắm thì ở bài thi này cũng thể hiện điều đó”.

Nhận xét về đề thi, cũng chung quan điểm phần kiến thức Toán có vẻ “nặng” hơn các phần kiến thức khác, Trần Minh Tâm, THPT Nguyễn Gia Thiều, HN cho biết em làm bài bình thường, được 79 câu, đủ điểm xét tuyển nhưng em thấy kết quả này chưa cao. “Em nghĩ đây là mức điểm trung bình ở phòng thi của mình. Em được biết phòng em cao nhất là một bạn được 96 điểm. Em nghĩ rằng các bạn học khối A có lợi thế hơn vì môn Văn có vẻ dễ còn Toán em thấy khó hơn và cũng hơi lạ so với cấu trúc đề thi bình thường vẫn làm.”

Các thí sinh được hỏi đều có chung nhận định cách thức kiểm tra bằng bài thi Đánh giá năng lực là một hình thức mới mẻ nhưng khá ưu việt. Trần Minh Tâm nói rằng “Cách thức tổ chức thi này rất hay do có thể đánh giá sát khả năng học sinh. Đây là lần đầu trải nghiệm nhưng em thấy đề thi đánh giá khá đa dạng kiến thức của mình yêu cầu mình phải học trải đều ra chứ không tập trung vào 3 môn như trước đây”.

Thí sinh này cũng đánh giá cao về năng lực khắc phục sự cố của cán bộ tphong thi: Em không gặp trục trặc khi thao tác với máy tính nhưng trong phòng có khoảng 2, 3 bạn bị chuột không hoạt động khi đang làm bài, một bạn thì máy không hiển thị nội dung...Các bạn được chuyển sang máy dự phòng. “Dù có xảy ra nhưng các sự cố được xử lý rất hợp lý” – Tâm chia sẻ.

Kết thúc ngày thi đầu tiên, các thí sinh rời phòng thi sau ca thi buổi chiều có tâm trạng khá tốt. Không khí chung trong các phòng thi cũng được thí sinh cho biết khá thoải mái. “Khi thi các thí sinh đều tập trung vào bài làm của mình do mỗi người có một đề thi khác nhau, lúc thi xong thì có thể nói chuyện với nhau, không khí khá thoải mái, rất nghiêm túc nhưng không quá căng thẳng. Thí sinh Tâm cho biết.

Một số lưu ý đối với thí sinh: Không tự ý đăng nhập, thoát khỏi chương trình hoặc tắt máy tính khi cán bộ chưa cho phép. Cán bộ coi thi đã phổ biến điều này, tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp thí sinh vi phạm.

Điểm của thí sinh sau khi kết thúc ca thi đã được niêm phong. Danh sách thí sinh trúng tuyển dự tính công bố trên website của các đơn vị vào ngày 29-6 (đợt 1) và trước ngày 30-8 (đợt 2). Các thí sinh được công nhận trúng tuyển cần phải tốt nghiệp THPT để đủ điều kiện nhập học. Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học sẽ được gửi trực tiếp cho thí sinh theo địa chỉ do thí sinh cung cấp trước ngày 25-7(đợt 1) và trước ngày 1-9 (đợt 2).

Điểm bài thi môn Ngoại ngữ được công bố sau một tuần và điểm bài thi Đánh giá năng lực của tất cả các thí sinh dự thi đợt một sẽ được công bố ngày 6-6.

 

 

                                                                              Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục