Trường THCS Noong Luông được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp khoảng 500 triệu đồng.

Trường THCS Noong Luông được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp khoảng 500 triệu đồng.

(HBĐT) - Có mặt tại trường THCS Noong Luông, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng bởi cơ sở vật chất, diện mạo của một ngôi trường vùng cao. Từ khuôn viên khang trang xanh - sạch - đẹp, phòng học đạt chuẩn, các phòng chức năng như tin học, thí nghiệm đầy đủ trang thiết bị, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh. Thành quả này là nhờ sự đầu tư có trọng tâm của huyện Mai Châu và hiệu quả rõ nét từ công tác xã hội hóa giáo dục.

 

Thầy giáo Dương Minh Đức - Hiệu trưởng trường THCS Noong Luông phấn khởi cho biết: Trường được hoàn thiện với tổng mức đầu tư hơn 4,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ NSNN hơn 4 tỷ đồng; nhân dân hiến đất và đóng góp ngày công trị giá khoảng 500 triệu đồng. Năm học 2014-2015, trường vinh dự được đón nhận danh đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi để thầy, trò nhà trường cố gắng hơn nữa nâng cao chất lượng dạy và học.

 

Hiện nay, toàn huyện có 17/70 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 24,3% trường học toàn huyện), vượt 2,3% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Trong đó có trường tiểu học Mai Châu đã đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Ngoài ra, huyện đã xây dựng được khoảng 8 trường cận chuẩn (đạt khoảng 90% so với yêu cầu). Đa số các trường này chỉ còn thiếu một số tiêu chí như phòng bộ môn, công trình phụ trợ... Dự kiến sẽ được đầu tư, hoàn thiện, phấn đấu đạt chuẩn trong năm học 2015 - 2016.

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Cường, Phó Phòng GD&ĐT huyện khẳng định: Những năm qua, sự nghiệp giáo dục của huyện luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nhờ vậy, ngành giáo dục có nguồn lực lớn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường, nhất là cải thiện cơ sở vật chất cho các trường vùng cao, xa, khó khăn. Ngoài ra, công tác xã hội hóa giáo dục được triển khai thực hiện rất hiệu quả. Phụ huynh tích cực đóng góp tiền, ngày công và hiến đất để xây dựng trường học. Từ năm 2010 đến nay, toàn huyện đã huy động ngày công, hiến đất, đóng góp tiền trị giá khoảng trên 5,6 tỷ đồng đầu tư cho hoàn thiện cơ sở vật chất các nhà trường. Đây thực sự là một con số rất đáng tự hào đối với huyện vùng cao khó khăn như Mai Châu.

 

Nhờ sự đầu tư đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm mà chất lượng hai mặt giáo dục của huyện đã được nâng lên rõ nét. Hàng năm, toàn huyện có trên 99% học sinh được xét tốt nghiệp THCS và THPT. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở bậc nhà trẻ đạt trên 55%, mẫu giáo đạt 98%, mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%; bậc tiểu học đạt trên 99%; bậc THCS đạt 97%; bậc THPT đạt 80%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được cải thiện. Toàn huyện phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 40% trở lên số trường học đạt trường chuẩn quốc gia, tiếp tục duy trì tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 99% trở lên.

 

 

                                                                                   Dương Liễu

 

 

Các tin khác

Các chiến sĩ nhí tại buổi tống kết.
Các học viên tập làm nội vụ trong ngày đầu tại đơn vị.
Không có hình ảnh
Trường tiểu học Cao Sơn A (Đà Bắc) nhiều năm giữ vững các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ I.

Định mức giáo viên trường mầm non công lập

(HBĐT) - Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Bông hoa đẹp của ngành giáo dục huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, trong đó có 12 năm giảng dạy và 10 năm làm công tác quản lý, cô giáo Chu Thị Thu Hằng, Phó Hiệu trưởng trường THCS Cửu Long (Lương Sơn) hiện là một trong những điển hình của ngành GD&ĐT huyện. Cô thực sự là tấm gương sáng về ý thức, tinh thần phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp “trồng người”.

Trên 700 người tham gia Phiên giao dịch việc làm TP Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 11/6, tại Nhà văn hoá phường Hữu Nghị, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Sở LĐ- TB&XH) phối hợp với UBND thành phố Hoà Bình tổ chức Phiên giao dịch việc làm lần thứ IV năm 2015.

Điều động, luân chuyển giáo viên - Bài học từ huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Đồng chí Lê Văn Công, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn cho biết: Năm học 2014 - 2015, toàn huyện có 32 trường, 295 lớp, 6.900 học sinh. Lao động toàn ngành có 901 người (660 giáo viên). Huyện có 5 trường thuộc vùng ưu tiên, giáo viên được hưởng chế độ thu hút có 3 trường mầm non, tiểu học, THCS xã Độc Lập; trường tiểu học và THCS Dân Hạ C; mầm non Họa My, xã Dân Hạ. Xuất phát từ 3 căn cứ: yêu cầu công việc; nâng cao chất lượng giáo dục, các hoạt động khác đồng đều giữa các trường, giảm khoảng cách giữa trường vùng thuận lợi và khó khăn; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong năm học, phòng đã điều động chuyển trường đối với 54 giáo viên.

“Trang vở vượt khó” nâng bước trẻ tới trường

(HBĐT) - Quỹ “Trang vở vượt khó” của Hội CCB phường Hữu Nghị được xây dựng và duy trì nhiều năm nay là việc làm có ý nghĩa thiết thực học tập và làm theo lời Bác. Đây cũng là điển hình tiêu biểu thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở thành phố Hòa Bình.

Cụm thi điạ phương sẽ có 24 điểm thi

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 49 trường THPT, Trung tâm GDTX, TTHDTX&DN và số thí sinh đăng ký tại hội đồng thi Sở GD&ĐT có 5.021/9.044 em ( 217 phòng thi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục