Cô Nguyễn Thị Thanh, giáo viên trường tiểu học Yên Quang, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có nhiều sáng kiến trong rèn chữ, giữ vở.

Cô Nguyễn Thị Thanh, giáo viên trường tiểu học Yên Quang, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có nhiều sáng kiến trong rèn chữ, giữ vở.

(HBĐT) - Đồng chí Lê Văn Công, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn cho biết: Năm học 2014 - 2015, toàn huyện có 32 trường, 295 lớp, 6.900 học sinh. Lao động toàn ngành có 901 người (660 giáo viên). Huyện có 5 trường thuộc vùng ưu tiên, giáo viên được hưởng chế độ thu hút có 3 trường mầm non, tiểu học, THCS xã Độc Lập; trường tiểu học và THCS Dân Hạ C; mầm non Họa My, xã Dân Hạ. Xuất phát từ 3 căn cứ: yêu cầu công việc; nâng cao chất lượng giáo dục, các hoạt động khác đồng đều giữa các trường, giảm khoảng cách giữa trường vùng thuận lợi và khó khăn; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong năm học, phòng đã điều động chuyển trường đối với 54 giáo viên.

 

Trong đó, bậc THCS 16 giáo viên, tiểu học 26 giáo viên, mầm non 12 giáo viên. Đáng chú ý, đã điều động chuyển từ trường mầm non Suối Hoa, xã Độc Lập đi 6 giáo viên, điều động về 3 giáo viên; từ trường tiểu học Độc Lập đi 4 giáo viên, về 3 giáo viên; từ trường THCS Độc Lập đi 7 giáo viên, về 3 giáo viên; từ trường tiểu học và THCS Dân Hạ C đi 6 giáo viên; từ trường mầm non Họa My đi 2 giáo viên. 

 

Điều động chuyển trường là chủ trương lớn, tác động trực tiếp đến giáo viên nên trước khi thực hiện, phòng đã quán triệt tới toàn CB, GV. Đồng thời, chỉ đạo cán bộ quản lý các trường làm công tác tư tưởng để giáo viên yên tâm, phấn khởi công tác và tổ chức thực hiện một cách công khai, minh bạch. Thực tế sau 1 năm thực hiện đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Có những giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh ở trường vùng thuận lợi đã được tăng cường cho trường vùng khó khăn. Giáo viên công tác ở vùng khó khăn lâu năm được chuyển đến trường vùng thuận lợi, có điều kiện để trao đổi, học hỏi, nâng cao trình độ... Cơ cấu giáo viên, tình trạng thừa thiếu cục bộ cơ bản được khắc phục. Đặc biệt đã giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên sau chủ trương cắt giảm CB, GV hợp đồng của tỉnh. Ngoài ra, còn giảm áp lực chọn trường mà phụ huynh cho là trường điểm. Chất lượng dạy và học từ đó cũng được nâng cao. Tất cả các trường, kể cả trường vùng khó khăn đã có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Trước đây suy nghĩ về những trường hợp đặc biệt mới “bị” hoặc “được” điều động chuyển trường đã được xoá bỏ.

 

Sau khi trường tiểu học Yên Quang thực hiện theo chủ trương của tỉnh cắt giảm 6 giáo viên hợp đồng, phòng GD&ĐT huyện đã điều động 4 giáo viên từ các trường Mông Hoá, Độc Lập, Dân Hạ và tăng cường thêm giáo viên, đảm bảo 16 giáo viên/16 lớp. Trong đó có cô giáo Nguyễn Thị Thanh, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh từ trường tiểu học Mông Hoá về. Cô Thanh đã có nhiều sáng kiến trong rèn chữ, giữ vở, trang trí lớp học... Những kiến thức, kinh nghiệm của cô đã giúp cho các hoạt động, phong trào của nhà trường đi lên. Cô tâm sự: Lúc đầu mới về, đi làm xa nhà và trường cũ 12 km cũng thấy buồn, vất vả. Song, đến với vùng khó khăn, cảm nhận điều kiện học tập của cô và trò nơi đây mới thấy cần phải chia sẻ, trao đổi để việc “trồng người” được tốt hơn. Đơn cử như cách sử dụng đồ dùng học tập, trang trí lớp học để học sinh hứng thú học bài... Học sinh vùng khó khăn thường rụt rè, nhút nhát và thiếu thốn vật chất, nếu không luân chuyển, tôi không thấu hiểu hết những vất vả đó.

 

Thầy Nguyễn Hùng Mạnh, Hiệu trưởng trường tiểu học Yên Quang cho biết: Trường luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho các giáo viên được điều động về yên tâm cống hiến. Ngoài 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh, trường còn được tiếp nhận 2 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 1 giáo viên tiếng Anh cốt cán của phòng GD&ĐT. Những nhân tố mới đã tác động tích cực, thúc đẩy trong giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác đi lên. Hầu hết những giáo viên đó qua bình xét hàng tháng đều đạt loại A.

 

Hiệu quả từ việc điều động, luân chuyển giáo viên giữa các trường ở huyện Kỳ Sơn đã làm thay đổi từ nhận thức, suy nghĩ của cả cán bộ, giáo viên (CB,GV) đến nhân dân và tác động tích cực đến chất lượng GD&ĐT. Năm học mới 2015 - 2016, phòng GD&ĐT huyện phấn đấu xây dựng đội ngũ CB, GV đủ về số lượng, chuẩn về trình độ chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Một trong những giải pháp được đưa ra là chú trọng luân chuyển CB, GV, ưu tiên những trường khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng 135. Tuy nhiên, phòng cũng gặp khó khăn do cơ cấu giáo viên theo bộ môn chưa hợp lý. Giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, tin học, ngoại ngữ ở bậc tiểu học vẫn tính chung vào tỷ lệ 1/5 giáo viên/lớp, dẫn đến thiếu giáo viên chuyên ngành trực tiếp đứng lớp tính theo vị trí việc làm. Vì vậy, phòng đề nghị có cơ chế khắc phục tình trạng trên để cơ cấu giáo viên theo bộ môn hợp lý hơn.

 

 

 

                                                                                          

                                                                                   Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục