Đông đảo khách mua hàng tại Siêu thị sách, văn phòng phẩm và thiết bị trường học- điểm bán lẻ của Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Hòa Bình.

Đông đảo khách mua hàng tại Siêu thị sách, văn phòng phẩm và thiết bị trường học- điểm bán lẻ của Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Hòa Bình.

(HBĐT) - Đó là lời khẳng định của ông Phạm Duy Đông, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Sách, thiết bị trường học Hòa Bình- đơn vị có nhiệm vụ chính là cung cấp sách, văn phòng phẩm, trang thiết bị phục vụ cho ngành giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh.

 

Chúng tôi có mặt tại Công ty CP sách - thiết bị trường học Hòa Bình vào trung tuần tháng 8. Siêu thị sách, văn phòng phẩm, thiêt bị trường học của công ty luôn trong tình trạng tấp nập việc bán, mua. Đi qua dãy nhà kho của công ty lại thấy cảnh tấp nập không kém: cả nhân viên công ty và khách hàng cùng luôn chân, luôn tay kiểm hàng, đóng gói. Chị Hoa, phụ trách thư viện trường tiểu học Vạn Mai - Mai Châu cho biết: chị là khách hàng quen vì năm nào nhà trường cũng đặt mua sách, đồ dùng dạy học tại công ty. Hàng năm nhà trường phổ biến cho các em đặt mua sách vào cuối hè để có sự chủ động, đến đầu năm học mới đã sẵn sàng nguồn sách vở cho các em học sinh. Ngay kế đó, chị Đinh Thị Phiến, giáo viên Trường tiểu học Đồng Nghê (Đà Bắc) đứng ngồi không yên. Có người hỏi chuyện, để rút ngắn thời gian đợi chờ chị được thể giãy bày: Vì là xã thuộc diện vùng 135 nên trước đây các em học sinh của trường nằm trong diện được hỗ trợ sách, vở học tập nên thường đặt mua tập trung đã thành nếp. Năm học mới này nhà trường vận động học sinh tự mua sách vở, nhưng ở vùng cao, xa, phụ huynh không biết mua ở đâu cho tiện. Đầu năm nhận lớp các em học sinh mới đóng tiền “nhờ” cô chủ nhiệm mua giúp và hôm nay chúng tôi có mặt ở đây. Mấy chục bộ sách đã đủ nhưng còn thiếu 9 quyển Tiếng Việt lớp 5, tập 1, thấy lãnh đạo công ty bảo sách đang về nên cố chờ đợi vậy.

 

Có nguồn khách hàng ổn định, nên mặc dù đã cổ phần hóa và phải bươn chải với sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, nhưng mục tiêu kinh doanh của Công ty Cổ phần sách- thiết bị trường học Hòa Bình vẫn hướng vào phục vụ cho ngành giáo dục của tỉnh. Hiện tại, ngoài việc bán lẻ tại Siêu thị sách, văn phòng phẩm, thiết bị trường học (tọa lạc tại khu vực ngã ba đường Lê Thánh Tông, phường Tân Thịnh -TPHB), công ty còn có đại lý ở 10 huyện. Hàng năm, hầu hết các Phòng giáo dục- Đào tạo và các trường học ở huyện vẫn hợp đồng với công ty chuẩn bị sách, văn phòng phẩm, trang thiết bị trường học. Công luôn ty phục vụ trên 10.000 đầu sách các loại bao gồm cả sách văn học, khoa học, lịch sử, văn hóa, khảo cứu…  Các sản phẩm của công ty được nhập chủ yếu ở các Nhà xuất bản chính thống, có uy tín như: NXB Chính trị Quốc gia sự thật; NXB Giáo dục; NXB Kim Đồng;  NXB Phụ nữ…Thiết bị, văn phòng phẩm được nhập chủ yếu từ các hãng Hồng Hà, Bến Nghé, Thiên Long, Mic… đảm bảo về chất lượng, mẫu mã.

 

Công tác phát hành của công ty được duy trì đều đặn, 7 tháng qua, công ty đã phát hành 1.334.105 bản SGK; 1.84.842 bản sách bổ trợ; 4.468 bản sách tham khảo; 1.074 bản sách chuyên san; 32 phần mềm quản lý ; 22.200 vở viết  in hình ảnh…

 

Riêng về công tác phát hành sách phục vụ năm học mới, ngay từ tháng 3 hàng năm, công ty đã tiến hành việc khảo sát số lượng học sinh trong toàn tỉnh từ đó xây dựng kế hoạch phục vụ cho công tác phát hành, tháng 6 điều chỉnh lại và tiếp tục xây dựng kế hoạch phát hành cho năm học mới. Theo ông Phạm Duy Đông, Phó Giám đốc Công ty: Qua quá trình khảo sát và thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy: Năm học 2015-2016, nhu cầu, sách, thiết bị trường học trong tỉnh tăng nhẹ. Mặc dù nội dung SGK của các cấp học hầu như không có gì thay đổi, học sinh lớp sau có thể dùng lại sách cũ của các anh chị. Giá các loại sách cũng hầu như không biến động. Tính đến trung tuần tháng 8, công ty đã xuất được khoảng trên 90% lượng sách, thiết bị trường học phục vụ cho năm học mới. Là đơn vị cung ứng sách giáo khoa và trang thiết bị trường học lớn nhất trong tỉnh, công ty Sách- Thiết bị trương học đã đảm bảo không có tình trạng thiếu sách, sốt sách gây lũng đoạn thị trường và hoang mang cho các bậc phụ huynh và các em học sinh trước thềm năm học mới.

 

 

 

                                                                                 Thúy Hằng

 

Các tin khác

Ban giám hiệu, đại diện tổ chuyên môn của trường THCS Lạc Lương họp bàn phân công nhiệm vụ công tác năm học 2015 - 2016.
Con em của khu phố Đoàn Kết, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) luôn nêu cao tinh thần tự giác trong học tập, rèn luyện.
Không có hình ảnh
Nhiều thí sinh đến Trường ĐH Kinh tế quốc dân rút, nộp hồ sơ. Ảnh: QUÝ TÙNG

82 học viên được cấp chứng chỉ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên

(HBĐT) - Sáng 15/8, trường Đại học Nội vụ Hà Nội phối hợp với trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Hoà Bình tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên.

Trường cao đẳng nghề Hoà Bình tập trung đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo

(HBĐT) - Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình tiền thân là trường Dạy nghề được thành lập từ năm 2002. Ngày 23/6/2010, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã ra Quyết định nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Hòa Bình. Những năm gần đây, cũng như các trường nghề khác trong cả nước, trường Cao đẳng nghề Hoà Bình đứng trước khó khăn chung trong công tác tuyển sinh. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho công tác đào tạo lao động có tay nghề trên địa bàn tỉnh. Khắc phục khó khăn chung, nhà trường đang tập trung triển khai các giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo.

Cao Phong tổng kết công tác Đội và phong trào thiếu nhi trường học

(HBĐT) - Trong 3 ngày, từ 11-13/8, Huyện đoàn Cao Phong đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đội và phong trào thiếu nhi trường học năm học 2014 - 2015, triển khai chương trình năm học 2015 - 2016; tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn - Đội, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ báo cáo viên cấp huyện.

Đưa võ cổ truyền vào chương trình giáo dục phổ thông

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai nội dung tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền trong các trường phổ thông.

Thí sinh căng thẳng theo dõi từng buổi nộp hồ sơ

Theo dõi từng thông tin để quyết định nộp, rút hồ sơ đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng, nhiều phụ huynh, thí sinh chia sẻ lo lắng trước quá nhiều đổi mới trong cách tuyển sinh năm nay như một thí sinh chia sẻ “cảm giác chẳng khác nào chơi trò may rủi”.

Thí sinh nháo nhào rút hồ sơ

Chặng đường xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường ĐH, CĐ đã đi được phân nửa và càng gần về cuối càng gay cấn. Những trường ĐH có đông thí sinh đăng ký xét tuyển xảy ra tình huống nhiều phụ huynh, thí sinh đổ xô rút hồ sơ đã đăng ký xét tuyển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục