Chặng đường xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường ĐH, CĐ đã đi được phân nửa và càng gần về cuối càng gay cấn. Những trường ĐH có đông thí sinh đăng ký xét tuyển xảy ra tình huống nhiều phụ huynh, thí sinh đổ xô rút hồ sơ đã đăng ký xét tuyển.

 

Ngày 11/8, tại trường ĐH Công nghiệp TPHCM, sau khi xem thống kê của nhà trường, lo không đậu, nhiều thí sinh quyết định rút hồ sơ để đăng ký vào trường khác. PGS.TS. Nguyễn Đức Minh – Trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết, hiện lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường đã lên đến 10.000 hồ sơ. Tuy nhiên cũng có khoảng 400 em rút hồ sơ ra. TS. Minh dự đoán, lượng đăng ký sắp tới có thể đông hơn do nhiều thí sinh từ trường khác rút hồ sơ nộp về, điểm chuẩn tạm thời một số ngành còn có khả năng tăng nữa.

rut-ho-so-tai-truong-dh-cong-nghiep-tphcm-120815-d1cb2
Thí sinh rút hồ sơ tại trường ĐH Công nghiệp TPHCM.

Tương tự, tại trường ĐH Sư phạm TPHCM, những ngày qua có khá đông thí sinh, phụ huynh đến đề nghị rút hồ sơ đã đăng ký xét tuyển. Ghi nhận đến hết ngày 11/8 có hơn 500 thí sinh đã rút hồ sơ tại trường này. Nhà trường đã bố trí hẳn một phòng chỉ dành để trả hồ sơ cho thí sinh, tuy nhiên vì đã có hàng ngàn hồ sơ nhận vào nên việc tìm kiếm hồ sơ cho thí sinh rút ra cũng tốn khá nhiều thời gian.

Thí sinh Hữu Nhơn (Long An) đến làm thủ tục rút hồ sơ, theo quy trình thì đến ngày 12/8, Nhơn mới rút được hồ sơ. Dù nhà trường đã ghi giấy hẹn nhưng Nhơn vẫn lo lắng vì thời gian đăng ký xét tuyển không còn hiều..

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện thì khâu rút hồ sơ có phần chật vật hơn. Sáng ngày 10/8, thí sinh Trần Trung Tính ở An Giang đến rút hồ sơ. Tính cho biết em gửi hồ sơ xét tuyển (qua đường bưu điện ngày 3/8) vào ngành Sư phạm Toán . Sau khi tìm hiểu thông tin hồ sơ đăng ký mà trường công bố, thí sinh này thấy điểm không an toàn nên rút lại hồ sơ.

Sau đó, cán bộ thu nhận hồ sơ thông báo “hẹn ngày 13/8 quay lại để nhận hồ sơ”. Theo lý giải của nhà trường, có thể do có sai sót trong khâu nhập liệu nên một số thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển vẫn chưa có tên trong danh sách đã công khai. Khi thí sinh đến rút hồ sơ, nhân viên của trường sẽ ghi lại họ tên, sau đó ngày hôm sau sẽ trả lại cho thí sinh.

thi-sinh-rut-ho-so-tai-dh-su-pham-120815-5ab73
Đã có hơn 500 thí sinh rút hồ sơ tại trường ĐH Sư phạm TPHCM.

Ngoài ra, một số trường cho biết trường hợp nộp qua đường bưu điện thì phải mất vài ngày mới tới trường. Trường hợp thí sinh vừa nộp mà ngày sau đến rút hồ sơ thì hồ sơ vẫn chưa đến thì trường khó có thể trả được hồ sơ cho thí sinh ngay được.

Tại Trường ĐH Sài Gòn, trường đã bố trí 2 phòng và hơn 10 nhân viên để giải quyết cho thí sinh rút hồ sơ. TS Mỵ Giang Sơn, trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết trường nhận được khoảng hơn 10.000 hồ sơ. Trong đó, trường đã giải quyết cho 1.500 thí sinh đến trường rút lại hồ sơ sau khi biết khả năng mình không đậu vào trường.

Trường ĐH Mở TPHCM đã nhận được 4.000 hồ sơ và đã giải quyết cho 150 trường hợp rút hồ sơ. Tại đây, thí sinh nộp phiếu yêu cầu rút hồ sơ sẽ được giải quyết sau 2 giờ. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cũng nhận hơn 4.000 hồ sơ và ngày hôm qua đã giải quyết cho 200 thí sinh đến rút hồ sơ. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM mỗi ngày cũng có cả 100 thí sinh đến rút hồ sơ và được giải quyết nhanh chóng. Trường ĐH Kinh tế TPHCM hiện nay đã có 5.400 hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 và trường đã giải quyết cho hơn 100 thí sinh rút hồ sơ.

Ông Nguyễn Quốc Cường, Chuyên viên tuyển sinh Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM phân tích: “Ở nhiều trường công lập tên tuổi, nhóm ngành Kinh tế, Công nghệ và cả những ngành kỹ thuật hay nhóm ngành Sư phạm, thí sinh có mức điểm từ 15-17 điểm (chưa nhận hệ số) rất ít cơ hội trúng tuyển. Do đó, thí sinh nên theo dõi sát thông tin mà các trường công bố để rút hồ sơ nộp sang những ngành, những trường có ít hồ sơ”.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Cường, với tình hình hồ sơ đăng ký xét tuyển như hiện nay, từ nay đến ngày 20/8 của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ có rất nhiều thí sinh rút hồ sơ từ những trường có nhiều hồ sơ sang những trường, những ngành có ít hồ sơ. Do đó, các trường cần công khai chính xác lượng hồ sơ đã đăng ký để giúp thí sinh có sự tính toán hợp lý.

 

 

                                                                 Theo Dantri

 

Các tin khác

Phòng học bộ môn tại các trường trên địa bàn huyện Lạc Sơn được tăng cường cơ sở vật chất.  Ảnh: Giờ thi Olympic tiếng Anh cấp huyện của học sinh khối tiểu học tại trường THCS  thị trấn Vụ Bản.
Không có hình ảnh
Tập thể cán bộ, lãnh đạo phòng GD & ĐT thành phố đón nhận Huân chương lao động hạng nhất, giai đoạn 2010 - 2015.
Một góc học tập của Bùi Thị Bích Liên tại gia đình.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(HBĐT) - Theo thống kê, tính đến nay, toàn huyện Yên Thủy có 41 trường, trong đó có 15 trường MN, 13 trường TH, 12 trường THCS, 1 trường TH và THCS. Tổng số 12.983 học sinh; với 578 nhóm, lớp. Trong đó, ngành học MN có 223 nhóm, lớp, với 5.176 cháu, lớp mẫu giáo 5 tuổi có 48 lớp với 1.155 cháu; bậc TH có 228 lớp với 4.754 học sinh; bậc THCS có 127 lớp với 3.158 học sinh. Đồng chí Đinh Quốc Toản, Phó trưởng phòng GD &ĐT huyện Yên Thủy cho biết: Từ sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành GD &ĐT huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ và tập trung nâng cao chất lượng toàn diện.

Nỗ lực nâng cao chất lượng ngành giáo dục

(HBĐT) - Năm 2010, huyện Lương Sơn mới có 6 trường đạt chuẩn quốc gia; cơ sở vật chất của ngành còn nhiều khó khăn với 30% phòng học tạm và bán kiên cố. Sau 5 năm nỗ lực, dự kiến cuối năm 2015, toàn huyện có 19 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 25,3%); số phòng học tạm và bán kiên cố chỉ có 17%. Nhờ vậy, chất lượng 2 mặt giáo dục đã từng bước được nâng lên rõ rệt.

"Điểm sàn": 15 cho đại học và 12 cho cao đẳng

Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng, hay còn gọi là “điểm sàn” năm 2015 được xác định ở mức 15 điểm cho tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm ba môn thi cho hệ đại học và 12 điểm cho cao đẳng.

Hiệu quả phong trào thi đua xây dựng trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Thủy nhiệm kỳ 2010 - 2015 đặt ra mục tiêu cả nhiệm kỳ phấn đấu xây dựng được 15 trường chuẩn (3 trường /năm). Đến nay, kết quả thực hiện ước đạt 16 trường, trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Với 55% trường đạt chuẩn quốc gia, Lạc Thủy hiện là một trong những huyện dẫn đầu về xây dựng trường chuẩn quốc gia toàn tỉnh .

Thiết thực phong trào thi đua “giỏi việc trường – đảm việc nhà”

(HBĐT) - Trường THCS xã Tú Sơn hiện có trên 300 học sinh, và 25 cán bộ, giáo viên. Trong những năm qua với mục tiêu cùng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng chuyên môn, phong trào thi đua “giỏi việc trường – đảm việc nhà” đã trở thành động cơ thi đua, mục tiêu phấn đấu của nữ cán bộ, giáo viên nhà trường và những kết quả đạt được góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhà trường.

Trường Quân sự tỉnh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo

(HBĐT) - Với chức năng bồi dưỡng lý luận QP -AN cho cán bộ thuộc đối tượng 3 của tỉnh; đào tạo CHT quân sự xã, phường, thị trấn và giảng dạy bộ môn giáo dục QP -AN cho sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trên địa bàn TP Hòa Bình; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ sỹ quan, QNCN; tổ chức đăng cai huấn luyện, bồi dưỡng cho các đoàn tham gia hội thi, hội thao của LLVT tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục