Trụ sở Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện Lạc Sơn không đủ cơ sở vật chất sau khi sáp nhập 2 trung tâm.

Trụ sở Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện Lạc Sơn không đủ cơ sở vật chất sau khi sáp nhập 2 trung tâm.

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương sáp nhập 2 Trung tâm GDTX (thuộc Sở GD&ĐT quản lý) và Trung tâm Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH quản lý) các huyện, thành phố, đến nay, UBND tỉnh đã có Quyết định thành lập 3 Trung tâm GDTX và Dạy nghề Kỳ Sơn, Lạc Sơn và Tân Lạc. Theo dự kiến, trong tháng 7 sẽ triển khai đồng loạt và hết năm 2015 sẽ hoàn thành trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các huyện còn lại vẫn chưa thực hiện được việc sáp nhập. Mặt khác, bản thân các huyện đã sáp nhập trong quá trình hoạt động cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc.

 

Trong 3 Trung tâm GDTX và dạy nghề đã được sáp nhập, Kỳ Sơn được đánh giá là huyện thuận lợi hơn cả. Vì trước kia, Trung tâm dạy nghề huyện chưa có trụ sở riêng. Nên khi sáp nhập, Trung tâm dạy nghề huyện lại có thuận lợi khi được chuyển toàn bộ con người, máy móc, thiết bị sang Trung tâm GDTX huyện. Tuy nhiên, đó chỉ là thuận lợi về cơ sở vật chất, còn về cơ chế, chính sách thực hiện sau khi sáp nhập vẫn là khó khăn chung của cả 3 Trung tâm. Theo đồng chí Dương Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm GDTX&DN huyện Tân Lạc, khó khăn lớn nhất hiện nay là do đặc thù cơ chế hoạt động của 2 trung tâm chịu sự quản lý về chuyên môn ngành dọc của 2 sở khác nhau nên sự chỉ đạo chưa có sự tập trung thống nhất. Chế độ, chính sách của giáo viên hiện tại chưa có sự đồng nhất: Cán bộ quản lý, giáo viên thuộc mảng GDTX được hưởng phụ cấp đứng lớp còn cán bộ, giáo viên mảng dạy nghề không được hưởng chế độ này dẫn đến hạn chế về khả năng phát triển của giáo viên trong công tác chuyên môn. Vì vậy, mặc dù đã sáp nhập nhưng do điều kiện thực tế tại địa phương nên Trung tâm vẫn đang hoạt động tại hai cơ sở riêng biệt. Việc chỉ đạo, theo dõi giám sát công việc của giáo viên còn nhiều khó khăn.

 

Trong quá trình tìm hiểu thực tế ở các Trung tâm mới được sáp nhập, huyện Lạc Sơn là gặp nhiều khó khăn, vướng mắc hơn cả. Ngoài khó khăn về cơ chế, chính sách như 2 trung tâm Kỳ Sơn và Tân Lạc, Lạc Sơn còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Chúng tôi đến Trung tâm GDTX&DN huyện Lạc Sơn vào đúng thời điểm cán bộ, giáo viên tại trụ sở Trung tâm GDTX đang chuẩn bị chuyển lên trụ sở Trung tâm Dạy nghề huyện trên địa bàn xã Thượng Cốc. Đồng chí Bùi Văn Quang, Giám đốc Trung tâm GDTX&DN huyện Lạc Sơn chia sẻ: Chúng tôi đang chuyển dần toàn bộ con người, thiết bị lên trụ sở Trung tâm Dạy nghề trên địa bàn xã Thượng Cốc để bàn giao lại Trung tâm GDTX cho trường THPT Lạc Sơn A. Từ tháng 1/2015, thực hiện Quyết định số 1783/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của UBND tỉnh, Trung tâm GDTX&DN huyện Lạc Sơn được thành lập. Sau khi có Quyết định thành lập, Trung tâm đã ổn định lại tổ chức, sắp xếp bổ nhiệm lại giám đốc và 3 phó giám đốc với tổng số 35 người cả biên chế và hợp đồng. Tuy nhiên, đến nay, việc sáp nhập còn gặp không ít bất cập. Đầu tiên là cơ sở vật chất, hiện nay, Trung tâm có 7 lớp văn hóa, 8 lớp học nghề và 6 lớp liên kết. Nếu chuyển lên Trung tâm dạy nghề chỉ đảm bảo được khoảng 50% số lớp, toàn bộ lớp liên kết, các phòng chức năng như thí nghiệp, thư viện, vị tính, phòng nghề phải tạm thời để lại trụ sở Trung tâm GDTX và thiếu phòng học cho các lớp văn hóa. Mặt khác, các phòng học của Trung tâm dạy nghề đã thiếu lại thiết kế không phù hợp với học văn hóa (không có bục giảng, diện tích hẹp). Hiện, Trung tâm chỉ có 4 phòng làm việc (diện tích 21m2/phòng) làm sao đảm bảo phòng làm việc cho 35 cán bộ, giáo viên. Theo dự kiến, đến ngày 20/8 phải cơ bản chuyển lên Trung tâm dạy nghề để khai giảng năm học mới tại đây. Về cơ chế, theo đồng chí Trần Văn Toàn, Phó Giám đốc phụ trách mảng nghề của Trung tâm, thì tuy là 1 cơ quan nhưng vẫn thực hiện theo 2 chế độ.

 

Việc sáp nhập 2 trung tâm là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện chức năng GDTX, dạy nghề, tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm phù hợp với nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các địa phương. Qua đó sẽ giảm đầu mối về đơn vị sự nghiệp, tránh lãng phí về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho việc bố trí giáo viên. Từ đó nâng cao chất lượng công tác dạy nghề và GDTX. Nhưng trên thực tế, mặc dù đã thực hiện việc sáp nhập nhưng từ Trung ương đến địa phương chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào cho Trung tâm hoạt động thống nhất. Trước những khó khăn trên, các Trung tâm đề xuất các cấp, ngành có thẩm quyền cần đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo, phù hợp đáp ứng được hoạt động của cả 2 hình thức học của GDTX và Dạy nghề. Sớm thống nhất quy chế hoạt động. Bên cạnh đó, do Trung tâm mới sáp nhập trong hoạt động chuyên môn còn gặp nhiều vướng mắc rất cần sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp, ngành chức năng và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn. Thiết nghĩ, nếu những vướng mắc, bất cập trên được tháo gỡ sẽ thuận lợi hơn trong thực hiện kế hoạch sáp nhập các Trung tâm GDTX&DN trên địa bàn toàn tỉnh.

 

 

PV

 

Các tin khác

Thủy ủy quyền, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy trao Cờ thi đua cho 2 tập thể đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2013 – 2014.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Toàn cảnh lớp tập huấn.

Khởi sắc sự nghiệp “trồng người”

(HBĐT) - Những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT của huyện vùng cao Đà Bắc có bước chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học từng bước được nâng cao. Phương pháp dạy học và kiểm tra không ngừng được đổi mới. Huyện tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học chống mũ chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Công tác xây dựng xã hội học tập và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng được quan tâm chú trọng.

Không để xảy ra tình trạng sốt Sách giáo khoa, trang thiết bị dạy và học trước thềm năm học mới

(HBĐT) - Đó là lời khẳng định của ông Phạm Duy Đông, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Sách, thiết bị trường học Hòa Bình- đơn vị có nhiệm vụ chính là cung cấp sách, văn phòng phẩm, trang thiết bị phục vụ cho ngành giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh.

Yên Thủy sẵn sàng cho năm học mới

(HBĐT) - Năm học 2015 – 2016 chuẩn bị bắt đầu, đến thời điểm này, ngành GD & ĐT huyện Yên Thủy đã chuẩn bị đầy đủ về con người, cơ sở vật chất sẵn sàng cho năm học mới với nhiều quyết tâm.

Lá cờ đầu công tác khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - Là đơn vị 3 năm liền (2012 - 2014) lá cờ đầu công tác khuyến học, khuyến tài toàn tỉnh, bà Phạm Thị Hào, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Lạc Sơn cho biết: Để có được thành tích đó, công tác khuyến học huyện đã luôn nhận được sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND, MTTQ huyện và sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân trong suốt thời gian qua.

Toàn tỉnh có 7.238 phòng học kiên cố

(HBĐT) - Toàn tỉnh có 8.649 phòng học, trong đó có 7.238 phòng học kiên cố chiếm 83,7%, phòng học bán kiên cố 1.308 phòng chiếm 15,1%; 103 phòng học tạm và các phòng khác 1,2%. Ngoài ra có 145 phòng học nhờ, mượn cho các chi trường mầm non; có 262 phòng học bộ môn; 215 phòng thực hành tin học; 69 phòng học ngoại ngữ...

Khác xa so với kỳ vọng

Chỉ còn bốn ngày nữa, thí sinh trên cả nước sẽ kết thúc đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) đợt một. Tuy nhiên, những hạn chế, bất cập của quá trình xét tuyển ĐH, CĐ đã cho thấy kỳ thi THPT quốc gia đã không đạt được những kỳ vọng mục tiêu đặt ra ban đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục