Cán bộ Trung tâm Dạy nghề huyện Mai Châu thăm mô hình nấm gia đình bà Hà Thị Ằm, xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu.

Cán bộ Trung tâm Dạy nghề huyện Mai Châu thăm mô hình nấm gia đình bà Hà Thị Ằm, xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu.

(HBĐT) - Ông Mạc Văn Phang, Chủ nhiệm HTX Dệt thổ cẩm xã Chiềng Châu (Mai Châu) cho biết: Thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong những năm qua, nhiều xã viên của HTX đã được tham gia các lớp học nghề dệt, thêu thổ cẩm do Trung tâm Dạy nghề huyện phối hợp với Hội Nông dân, Hội phụ nữ xã tổ chức.

 

Với vai trò là chủ nhiệm HTX, tôi đã ký kết với Trung tâm Dạy nghề huyện tạo điều kiện cho các học viên lớp may công nghiệp vào thực hành làm việc tại xưởng may của HTX. Tôi đã liên hệ và tạo cơ hội cho người lao động sau học nghề đến làm việc tại HTX để gia công các sản phẩm từ dệt may thành các sản phẩm theo các đơn đặt hàng của doanh nghiệp có uy tín, đảm bảo các điều kiện về việc làm, thu nhập của người lao động. Hiện nay, mô hình HTX dệt thổ cẩm đã được mở rộng thêm về quy mô và chất lượng. Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch mở rộng về du lịch cộng đồng, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động của xã Chiềng Châu và các xã lân cận. HTX luôn nỗ lực tìm các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh; tìm đối tác ký kết để bao tiêu sản phẩm vào các dịp như: Hội chợ, triển lãm, hội chợ thương mại, hội chợ văn hóa của các dân tộc. Hoạt động của HTX đã tạo được việc làm ổn định cho 30 xã viên HTX, ngoài ra còn có hơn 20 hội viên phụ nữ khác không phải là xã viên HTX cũng thường xuyên nhận hàng về nhà để tranh thủ làm thêm những lúc nông nhàn và nâng cao thu nhập.

 

Tham gia lớp dạy nghề trồng nấm của Trung tâm Dạy nghề huyện Mai Châu mở trong kế hoạch năm 2015, bà Hà Thị Ằm, xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu phấn khởi chia sẻ: Nhiều hộ dân trong xóm tôi phát triển nghề trồng nấm từ lâu, có hộ đã trồng cách đây 15 năm. Riêng gia đình tôi cũng đã trồng nấm tới 8 năm nhưng chỉ tự mày mò học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Từ ngày 17/8- 1/10, tôi cùng với các hộ dân trong xóm rất mừng được tham gia lớp dạy nghề trồng nấm. Trước đây, chúng tôi đã trồng nhưng không nắm vững kỹ thuật nên nấm hay bị bệnh. Nay được học nghề, chúng tôi được giáo viên hướng dẫn từ kỹ thuật từ khâu ủ rơn, phòng- chống sâu bệnh, đến thu hoạch, bảo quản sản phẩm, chất lượng nấm được nâng lên rõ rệt. Mọi năm, gia đình chỉ trồng từ 700- 800 bịch, năm nay, tôi mạnh dạn đầu tư trồng 1.000 bịch. Mùa trồng nấm chỉ từ tháng 8 đến tháng 11, gia đình tôi thu nhập thêm từ 18- 20 triệu đồng, góp phần phát triển kinh tế gia đình…

 

Đồng chí Nguyễn Thị Là, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Mai Châu cho biết: Để chuẩn bị cho Kế hoạch đào tạo nghề, ngay từ cuối năm trước, các cán bộ Trung tâm đã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện. Đầu năm sẽ tổ chức rà soát lại để xây dựng kế hoạch dạy nghề phù hợp với nhu cầu của người dân và điều kiện KT-XH của địa phương. Năm 2015, thực hiện Đề án 1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm Dạy nghề huyện đã mở được 7 với trên 190 học viên tham gia. Trong đó có 3 lớp dạy nghề chăn nuôi gà hữu cơ cho 85 học viên các xã Piềng Vế, Nà Mèo, Mai Hịch; 1 lớp sửa chữa máy nông nghiệp cho 26 học viên xã Mai Hạ; 1 lớp thêu khuyết tật cho 30 học viên các xã, thị trấn; 1 lớp hàn điện cho 21 học viên xã Mai Hạ; 1 lớp trồng nấm cho 30 học viên xã Chiềng Châu. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Hiệp hội Dạy nghề Việt Nam mở 4 lớp dạy nghề dệt và thêu thổ cẩm cho các xã Nà Phòn, Mai Hịch, Tân Sơn và Pù Bin.

 

Theo thống kê của Trung tâm Dạy nghề huyện, sau khi được đào tạo nghề có tới 90% người lao động có việc làm, trong đó chủ yếu là giải quyết việc làm tại chỗ. Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Thị Là, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác dạy nghề của huyện còn gặp một số khó khăn như: Nguồn kinh phí dành cho công tác học nghề còn ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế trên địa bàn. Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân về học nghề còn thấp. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, Trung tâm tiếp tục phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của công tác dạy nghề. Tham mưu cho các cấp, ngành chức năng để có chế độ, chính sách đối với học nghề phù hợp. Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn. 

 

                                                                              Hương Lan

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục